Chuyện ít biết về vị Chủ tịch Hội đồng quản trị 55 năm gắn bó với nghề dạy học

Nhà giáo nhân dân Ngô Xuân Độ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Thành Đô
Nhà giáo nhân dân Ngô Xuân Độ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Thành Đô
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những trường đại học đa ngành và khá hoàn chỉnh về điều kiện giảng dạy cũng như phục vụ ăn, ở, học tập cho sinh viên, ít ai biết rằng, Trường Đại học Thành Đô là trường ngôi trường tư thục đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng nên từ tâm huyết của Nhà giáo nhân dân Ngô Xuân Độ.

Thành Đô: Đại học tư thục đầu tiên Việt Nam

Cách Trung tâm Hà Nội không xa, Đại học Thành Đô - Trường tư thục đầu tiên tại Việt Nam đào tạo ở bậc đại học toạ lạc trên khuôn viên rộng lớn có diện tích trên 10ha tại Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Từ ngoài nhìn vào, các toà nhà được được thiết kế hiện đại, trẻ trung, sơn màu xanh mát mắt là nơi học tập của hàng ngàn sinh viên các chuyên ngành. Không chỉ có hệ thống 3 toà giảng đường tiện nghi với 126 phòng, Đại học Thành Đô còn có thư viện rộng 1.000m2, sân vận động trong nhà và ngoài trời đạt chuẩn, có vườn cây dược liệu, có trung tâm đào tạo lái xe cùng các dãy nhà ký túc xá sạch đẹp nổi bật giữa những luống hoa hồng nhiều màu sắc do chính giảng viên và sinh viên nhà trường tự tay chăm sóc.

TS. Ngô Xuân Hà, Hiệu trưởng Đại học Thành Đô cho biết, 4 năm liên tiếp trở lại đây, năm nào Đại học Thành Đô cũng đều có thủ khoa tiêu biểu được vinh danh tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Trường đã ký kết hợp tác với Kbiz, hiệp hội 500 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, Tập đoàn Sun World, Novotel, Ngân hàng Vietinbank, Toyota Việt nam, Samsung Vina…và trở thành một trong những trường Đại học đầu tiên của Việt Nam hiện thực hóa cam kết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Ấn tượng với những thành tích của ngôi trường này, chúng tôi đã tìm đến Nhà giáo nhân dân Ngô Xuân Độ - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Thành Đô để nghe ông kể về hành trình “khai phá” một lĩnh vực hoàn toàn mới - gây dựng danh tiếng của một trường Đại học tư nhân đầu tiên ở Việt Nam với vô vàn khó khăn nhưng đầy tâm huyết.

Tâm huyết của  người Thầy ra đi từ làng

Nhà giáo Nhân dân Ngô Xuân Độ cho biết, ông sinh ra ở một làng quê nghèo tại thôn Tiêu, Hồng Thái, Ninh Giang, Hải Dương, lớn lên trong bối cảnh hòa bình trên đất nước vừa được lập lại. Thủa ấy, trong làng ông sau phong trào bình dân học vụ số người biết đọc biết viết thì nhiều nhưng những người giỏi chữ để làm “Ông Đồ” thì hầu như không có. “Suy nghĩ của tôi lúc ấy chỉ mong sao mình học thật giỏi để được dạy chữ cho anh em bà con trong làng. Tôi có may mắn hơn bạn bè cùng trang lứa là được đi học sớm”- NGDN Ngô Xuân Độ nhớ lại.

May mắn hơn khi ông được gọi vào học Trường Trung cao cấp cơ điện Hà Nội. Học trong trường, được tiếp xúc thực hành với máy móc, ông càng hiểu những lợi ích do ứng dụng máy móc góp phần tăng năng suất lao động. Vì vậy, mong muốn được làm người thầy, nhất là người thầy dạy bộ môn kỹ thuật lại càng thôi thúc ông phải cố gắng học thật giỏi.

Phòng học Lập trình ứng dụng Mobile tại Đại học Thành Đô
Phòng học Lập trình ứng dụng Mobile tại Đại học Thành Đô

Trong số hơn 800 học viên lúc ấy, ông là một trong số rất ít sinh viên được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Trường. Từ một giáo viên rồi lên làm giáo viên chủ nhiệm, rồi tổ trưởng chuyên môn, phó- trưởng ban- trưởng phòng đến phó hiệu trưởng và Hiệu trưởng, riêng 20 năm trực tiếp giảng dạy ở trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, thì có 10 năm liền ông được công nhận là giáo viên giỏi của trường, 8 năm là giáo viên giỏi cấp Bộ và đã được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc. “Tôi đã chọn nghề và gắn bó suốt cuộc đời với nghề đến nay đã hơn 55 năm”- Nhà giáo Nhân dân Ngô Xuân Độ xúc động tâm sự.

Chính bởi yêu nghề dạy học, ông không cho phép mình thỏa mãn với những gì đã đạt được.

Những viên gạch đầu tiên

Nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2003, trong ông vẫn luôn ấp ủ những mong muốn được cống hiến cho nghề đặc biệt là nghề dạy kỹ thuật. Trong một lần được báo cáo với Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, ông mạnh dạn trình bày nguyện vọng muốn xin được thành lập 1 trường công nghệ tư thục tại Việt Nam. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khi ấy đã chấp thuận cho ông xây dựng Đề án thành lập Trường Cao Đẳng Tư thục Công nghệ Thành Đô. Cùng với đó, ông có dịp đi  nghiên cứu một số mô hình trường đại học tư thục ở một số nước như Mỹ và Nhật Bản. Sau khi được các cơ quan chức năng chấp thuận, Trường Cao Đẳng Tư thục Công nghệ Thành Đô, tiền thân của Trường Đại học Thành Đô ngày nay ra đời vào ngày 30 tháng 11 năm 2004.

Khuôn viên xanh mát tại Đại học Thành Đô
Khuôn viên xanh mát tại Đại học Thành Đô

“Việc thành lập Trường đã khó vì nhận thức của xã hội lúc đó chưa hiểu, chưa có gì để tin ngôi trường tư thục. Tiếp đến việc đầu tư xây dựng và công tác tuyển sinh, công tác đào tạo khó khăn càng gấp bội. Ban đầu, Trường chỉ có diện tích gần 6.000 m2  đất, xây 2 nhà 4 tầng với 25 phòng học, 12 phòng chức năng. Trường chỉ được phép tuyển sinh đào tạo hệ Cao đẳng và hệ Trung cấp cho 5 ngành với 600 sinh viên.” - Nhà giáo Nhân dân Ngô Xuân Độ bộc bạch.

Vậy mà, vượt lên mọi khó khăn, sau 5 năm, trường đã gặt hái những thành công ban đầu. Ông lại tiếp tục mong Trường sẽ chuyển mạnh sang đào tạo hệ Đại học. Năm 2009 Trường đã đào tạo 13 ngành Cao đẳng chính quy 10 ngành Trung cấp chuyên nghiệp và 7 ngành Cao đẳng liên thông.  Đặc biệt, thời gian này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép tuyển sinh 8 ngành hệ Đại học Khóa I. Cũng trong thời gian ấy, ông tập trung quyết liệt cho việc tìm địa điểm.

Lễ Khai giảng năm học 2018 - 2019 và Ký kết các văn bản hợp tác tại Đại học Thành Đô
Lễ Khai giảng năm học 2018 - 2019 và Ký kết các văn bản hợp tác tại Đại học Thành Đô 

Đến tháng 4 năm 2007, Trường được UBND Thành phố Hà Nội cấp 97.528m2 đất và sau nhiều năm đầu tư xây dựng, đến năm 2012 thì hoàn thành 1 phần của dự án. Trường Đại học Thành Đô được thành lập (trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao Đẳng công nghệ tư thục Thành Đô vào ngày 27 tháng 5 năm 2009) chuyển về cơ sở mới. Không chỉ có một cơ sở khang trang, từ năm 2015, Trường mở rộng việc hợp tác quốc tế với các trường Đại học ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và hơn 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong gần 15  năm qua đã có hơn 20 nghìn sinh viên ra trường, trong số đó, nhiều khoa có 100% sinh viên có việc làm ổn định.

Với những đóng góp và những nỗ lực không biết mệt mỏi, năm 2014, ông đã vinh dự được nhận danh hiệu “Doanh nhân tiêu biểu Thủ đô”.

Các đại biểu tham dự buổi làm việc giữa Trường Đại học Thành Đô, Hội liên hiệp sức khỏe CHLB Đức và Công ty Cổ phần tư vấn giáo dục và Định cư Expertrans
Các đại biểu tham dự buổi làm việc giữa Trường Đại học Thành Đô, Hội liên hiệp sức khỏe CHLB Đức và Công ty Cổ phần tư vấn giáo dục và Định cư Expertrans 

“Niềm vui của tôi là dạy học”

Trong suốt câu chuyện của mình, nhiều lần NGND Ngô Xuân Độ nhắc lại niềm vui cũng như may mắn trong cuộc đời của ông là được dạy học và được gắn bó với nghề trồng người. Trong niềm vui dạy học ấy, ông lại có nhiều kỷ niệm đáng tự hào.

“Một trong những niềm vui lớn đó là khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao làm trưởng ban biên soạn xây dựng 4 chương trình trung học nghề điện, phay, nguội, hàn. Kết quả là bộ giáo trình đó được sử dụng thống nhất ở tất cả các trường đào tạo trung học chuyên nghiệp trong cả nước. Sau đó, là việc nghiên cứu đề  xuất nâng cấp trường Trung học công nghiệp trở thành Trường Cao đẳng công nghệ đa cấp, đa ngành. Đề xuất đó được các cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng việc thành lập trường Cao đẳng Hà Nội tại quyết định số: 126/1999/QĐ-TTg ngày 28/5/1999” - NGND Ngô Xuân Độ nhớ lại. 

Còn niềm vui của ông hôm nay là càng ngày càng thấy có nhiều sinh viên lựa chọn Đại học Thành Đô là nơi gửi gắm ước mơ đặt nền móng cho sự nghiệp của mình.

Ngày càng có nhiều sinh viên lựa chọn Đại học Thành Đô làm nơi bắt đầu chinh phục ước mơ
Ngày càng có nhiều sinh viên lựa chọn Đại học Thành Đô làm nơi bắt đầu chinh phục ước mơ 

Và con trai ông, TS. Ngô Xuân Hà, Hiệu trưởng Đại học Thành Đô cũng đang tiếp nối sự nghiệp của người cha đã 55 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người để tiếp tục xây dựng Đại học Thành Đô  thành một đại học có chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đọc thêm

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.