Xi măng Công Thanh - Tầm nhìn hôm nay, thế giới ngày mai“

Nhà máy xi măng Công Thanh tại Nhơn Trạch - Đồng Nai nhìn từ bên trong
Nhà máy xi măng Công Thanh tại Nhơn Trạch - Đồng Nai nhìn từ bên trong
(PLO) - Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay”- câu nói nổi tiếng của Robert Schuller luôn hiện hữu trong tâm trí tôi. Trên bước đường đặt nền móng, xây dựng tập đoàn phát triển thành công như hôm nay, chúng tôi luôn ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, lựa chọn nguyên vật liệu thân thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”- ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch Tập đoàn Xi măng Công Thanh, chia sẻ.

Từ công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường

Biết đến Công Thanh nhiều nhưng bây giờ chúng tôi mới có dịp hẹn gặp để nghe Chủ tịch Tập đoàn chia sẻ về tâm huyết và những trăn trở của mình.

“Tập đoàn Công Thanh luôn ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, vì sự phát triển bền vững. Chính vì thế, chúng tôi không ngần ngại đầu tư vào dây chuyền 2 sản xuất xi măng tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa với số vốn hàng nghìn tỷ đồng. Để trở thành tập đoàn tầm cỡ trên thế giới, con đường duy nhất tiến tới phía trước là không ngừng phát triển”, ông Nguyễn Công Lý nhấn mạnh.

Ông Lý cho biết, xi măng là ngành công nghiệp then chốt góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đây cũng là ngành sản xuất tiêu hao năng lượng lớn, gây ảnh hưởng tới môi trường, cảnh quan và tạo hiệu ứng nhà kính bởi nồng độ bụi, khí thải chứa Carbon Monoxide (CO), Carbonic (CO2)… nếu không kiểm soát tốt.

Bởi vậy, tận dụng, tái sử dụng năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm là vấn đề được các nhà khoa học, nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất xi măng rất quan tâm. Với Công Thanh, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường luôn là điều trăn trở, là khát vọng xây dựng một doanh nghiệp sản xuất xi măng đạt chất lượng cao về sản phẩm, hướng đến nền sản xuất xanh, phát triển bền vững. Từ tôn chỉ mục đích phát triển bền vững phải bảo vệ môi trường, ngay từ đầu xây dựng, Tập đoàn đã định hướng cho việc lựa chọn công nghệ và thiết bị cho toàn hệ thống sản xuất, đầu tư dây chuyền 2 với tổng vốn lên đến 12.000 tỷ đồng, được cung cấp bởi những thương hiệu lớn của CHLB Đức có công suất lớn nhất Việt Nam (11.000 tấn Clinker/ngày) cũng như trong khu vực Đông Nam Á.

Ông Lý cho biết thêm, sở dĩ chọn đầu tư dây chuyền 2 với hoàn toàn thiết bị nhập từ  CHLB Đức bởi chỉ có đầu tư đồng bộ thì mới giải quyết được cả hai vấn đề là môi trường và công nghệ. Hai dây chuyền đều được lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt khí thải có nhiệt lượng cao cung cấp cho nồi hơi để quay tua bin phát ra 22,5 MKW điện hòa vào mạng lưới trạm phân phối cho nhà máy, giảm 25% điện lưới quốc gia phải cấp cho nhà máy. Được tối ưu hóa công nghệ, thiết bị, chế độ vận hành và cấp phối nên cũng giảm đáng kể tiêu hao điện năng, nguyên nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm, từ đó giảm thiểu khai thác tài nguyên như: giảm 25% tiêu hao than và giảm 30% tiêu hao điện/1 tấn xi măng so với dây chuyền sản xuất của Trung Quốc, dẫn đến hệ thống môi trường sản xuất của Cty ngày càng được xanh hơn.

Toàn cảnh dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Công Thanh
Toàn cảnh dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Công Thanh

Đến những thành tích đầy ấn tượng

Mục sở thị những gì Công Thanh đã và đang làm, chúng tôi có mặt tại thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).  Bước chân vào nhà máy, ấn tượng đầu tiên là một màu xanh phủ khắp khuôn viên, hành lang và xung quanh các tòa nhà hành chính. Bên trong khu sản xuất, hàng trăm công nhân, thợ kỹ thuật đang làm việc, vận hành những dây chuyền khổng lồ nhưng không ồn ào, náo nhiệt. Chưa kịp thắc mắc, ông Nguyễn Lương Hiệu - Giám đốc truyền thông của Tập đoàn - giải đáp: “Dây chuyền, thiết bị của Đức nên vận hành êm ái vậy đấy các bạn ạ”.

Ngoài việc tuân thủ pháp luật, Tập đoàn Công Thanh xem công tác xã hội từ thiện như là tiêu chí hoạt động của Tập đoàn. Trong thời gian qua, Tập đoàn đã tham gia nhiều chương trình xã hội, từ thiện như Đồng hành cùng Giải bóng đá Quốc tế U21 do Báo Thanh Niên tổ chức; tham gia Chương trình “Vì ngày mai phát triển” Xây Mái ấm tương lai dành cho 150 sinh viên ngành Kiến trúc - Xây dựng TP.HCM do Báo Tuổi Trẻ tổ chức; tham gia trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học tại tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long; xây căn nhà ký ức cho ông Lê Xuân Vy - Tổng Công trình sư Địa đạo Vịnh Mốc Quảng Trị; xây nhà tình thương cho đồng bào ở tỉnh Bình Định bị bão tàn phá...

Tham quan một vòng dây chuyền khổng lồ của nhà máy, ấn tượng nhất là hệ thống băng chuyền dài gần 4km đưa trực tiếp đá từ mỏ về. Đứng trên đỉnh cao nhất của mỏ đá, nhìn về nhà máy, ông Hiệu chia sẻ, để có hàng chục ngàn tấn Clinker mỗi ngày, công nhân, kỹ sư của nhà máy làm việc miệt mài trong dây chuyền hiện đại với môi trường làm việc chuyên nghiệp, an toàn và thân thiện với môi trường.

Chia sẻ về Công Thanh, ông Nguyễn Đắc Lực - Trưởng phòng Hành chính nhà máy - cho biết, bên cạnh hệ thống dây chuyền thiết bị, công nghệ tiên tiến, Xi măng Công Thanh còn có nguồn nguyên liệu tốt để tạo ra sản phẩm chất lượng cao đó là núi đá vôi Tam Sơn, đầy đủ các yếu tố thành phần hóa, lý đã được kiểm nghiệm tại CHLB Đức: Mỏ đá vôi có trữ lượng trên 250 triệu tấn, mỏ đá sét trữ lượng trên 50 triệu tấn đá cho nhà máy sản xuất trên 50 năm. Với công nghệ khai thác hiện đại, có hoàn nguyên tạo dựng lại cảnh quan môi trường trong khu vực khai thác, sản phẩm Xi măng Công Thanh có đặc tính nổi bật về chất lượng, có khả năng tạo độ dẻo cao hơn, thích hợp với mọi công trình, đặc biệt là các công trình lớn đòi hỏi sự bền vững lâu dài.

Kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên công ty, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư ở đây luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc mình đảm trách. Ban Giám đốc Cty luôn quan tâm đầu tư đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công nhân, xem đây là chìa khóa của sự thành công. Công ty hiện có hơn 700 cán bộ, công nhân trong đó trên 80% là kỹ sư chuyên ngành điện, cơ khí và hóa silicat, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Cùng với việc tạo điều kiện cho nhân viên các phòng nghiệp vụ tham gia các lớp đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, công ty còn rất quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, công nhân.

“Nhờ tăng trưởng sản lượng và thị trường ổn định, thu nhập của người lao động cũng tăng theo. Hiện tại, Cty đã nâng mức thu nhập bình quân lao động lên 6 triệu đồng/người/tháng, chế độ bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng làm việc theo ca được bảo đảm. Có thể khẳng định việc đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại để thực hiện dự án Nhà máy Xi măng Công Thanh là quyết sách đúng đắn của Ban lãnh đạo Tập đoàn, quyết định thành quả ngày hôm nay” - ông Lực tự hào nói… 

Thành lập từ năm 2006 từ một công ty ban đầu với dịch vụ chủ yếu là sản xuất Clinker và dịch vụ cho thuê xe trộn bê tông, đến nay Cty Công Thanh đã phát triển mạnh mẽ, trở thành tập đoàn với 9 công ty thành viên kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ chính:  Xi măng, Nhiệt điện, Phân đạm, Vận tải, Khách sạn… đem lại hiệu quả, lợi nhuận cao và đóng góp vào ngân sách nhà nước, phục vụ quá trình phát triển đất nước.

Trong quá trình xây dựng và phát triển Tập đoàn Công Thanh, ngoài nỗ lực mang tới một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và giải quyết cho lao động địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung.

Cty CP Xi măng Công Thanh đã nhận được 10 đánh giá và cấp giấy chứng nhận của tổ chức Quốc tế SGS cho hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và hệ thống quản lý môi trường ISO 1400:2004.

Đọc thêm

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…