Viettel chinh phục được “trái tim” của nhà mạng…

Nhóm sản phẩm của vOCS trong những ngày cắt chuyển đầu số từ hệ thống của đối tác sang hệ thống của Viettel
Nhóm sản phẩm của vOCS trong những ngày cắt chuyển đầu số từ hệ thống của đối tác sang hệ thống của Viettel
(PLO) - Hôm nay 1/6/2017, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đã tuyên bố đã triển khai thành công Hệ thống tính cước thời gian thực (Online Charging System) có tên gọi vOCS. Đây được ví như trái tim của nhà mạng…

Bắt đầu nghiên cứu từ năm 2011 bởi đội ngũ kỹ sư 20 người và 100% là người Viettel, sau 6 năm, trải qua nhiều lần thử nghiệm thất bại, cuối năm 2016, Viettel đã chính thức vận hành hệ thống vOCS 3.0. Trong vòng 6 tháng, Viettel đã chuyển đổi thành công 90 triệu thuê bao sang hệ thống tính cước của mình. 

 vOCS 3.0 do Viettel phát triển có khả năng quản lý tới 24 triệu thuê bao/site trong khi hệ thống tính cước lớn nhất thế giới hiện chỉ quản lý 12 triệu thuê bao/site. Ngoài ra, vOCS 3.0 còn có khả năng tuỳ biến để thiết kế cho mỗi người dùng một gói cước, điều mà các hệ thống OCS khác chưa làm được. Theo tính toán, nhờ việc tự phát triển hệ thống trí tuệ vOCS 3.0, Viettel đã tiết kiệm được hơn 70 triệu USD chi phí đầu tư. 

Hiện tại, vOCS 3.0 của Viettel đã được triển khai tại 6 quốc gia (Đông Timor, Cameroon, Burundi, Tanzania, Peru và Việt Nam) với số lượng thuê bao quản lý là 140 triệu. Trong tương lai, Viettel sẽ triển khai hệ thống này cho tất cả các thị trường quốc tế mà Tập đoàn đầu tư. Bước tiếp theo trong việc phát triển của vOCS 3.0 là Viettel sẽ đóng gói và đưa sản phẩm chào bán cho các nhà mạng khác trên thế giới. 

OCS được coi là trái tim của nhà mạng bởi nó chứa toàn bộ cơ sở dữ liệu về cước phí của người dùng được ghi nhận theo thời gian thực, chính sách kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ của các hãng viễn thông. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 20 nhà cung cấp hệ thống tính cước thời gian thực, trong đó có 03 nhà cung cấp lớn nhất là Amdocs, Ericsson, Huawei. Như vậy, việc Viettel triển khai thành công hệ thống tính cước vOCS 90 triệu thuê bao tại Việt Nam và với tổng số 140 triệu thuê bao trên 6 quốc gia đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất OCS lớn nhất toàn cầu. 

: “Hiện nay, an ninh, an toàn thông tin đã trở thành mối quan tâm lớn của bất kỳ quốc gia nào. Là một Tập đoàn Viễn thông CNTT lớn nhất của Việt Nam, Viettel đã xác định cho mình trách nhiệm phải nghiên cứu và sản xuất thành công hạ tầng mạng viễn thông để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ không gian mạng. Cho đến nay, khoảng 30% thiết bị của mạng lưới viễn thông của Viettel đã được Viettel làm chủ. Mục tiêu tới năm 2020, 100% mạng lưới viễn thông của Viettel là thiết bị do Viettel nghiên cứu, sản xuất. Chúng tôi đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới”- Ông Nguyễn Đình Chiến – Phó TGĐ phụ trách mảng nghiên cứu sản xuất của Viettel chia sẻ.

Mới đây, tổ chức IT World Award – Giải thưởng CNTT thế giới đã công bố vOCS 3.0 của Viettel dành giải Bạc  tại hạng mục Sản phẩm CNTT sáng tạo nhất. Dự kiến lễ trao giải sẽ được tổ chức ngày 26/6/2017 tại San Francisco, Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.