Tiêu gần tỷ đô mỗi năm, Truyền tải điện “xoay” tiền ở đâu?

Dự án đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông từng được AFD và ADB tài trợ vốn
Dự án đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông từng được AFD và ADB tài trợ vốn
(PLO) - Nhu cầu đầu tư lưới truyền tải điện quốc gia đang dao động từ 700 - 800 triệu USD mỗi năm, trong khi nguồn vốn ODA không còn dồi dào như trước - khiến cho bài toán “xoay” tiền và tiêu tiền của ngành Điện khó giải hơn bao giờ hết.
 

Nguồn nào thay thế ODA?

Trong bối cảnh Chính phủ đang quản chặt nợ công và ngày một hạn chế việc bảo lãnh các khoản vay, ngành Điện buộc phải tiếp cận với các nguồn vốn vay thương mại trong, ngoài nước khác với hình thức cho vay ODA truyền thống. Trong đó, “vay không bảo lãnh của Chính phủ” được xem là thối thoát tối ưu cho nhu cầu vốn lên tới 7 tỷ USD/năm của toàn ngành Điện. 

“Nhu cầu về vốn để xây dựng riêng lưới điện là khoảng 800 triệu USD/năm. Trong năm 2017 nguồn vốn đã cơ bản bản đủ, do EVN đã có sự chuẩn bị thu xếp từ trước. Nhưng từ sang năm trở đi, vấn đề vốn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư thì không hề giảm”, ông Vũ Trần Nguyễn - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) xác nhận với PLVN.

Theo đó, hình thức vay nói trên không vướng trần nợ công, nợ Chính phủ vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nhưng đòi hỏi “chỉ số” tin cậy của ngành Điện đối với các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phải cao mới đảm bảo để có được những khoản vay lớn trong tương lai.

Xung quanh vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri từng cho biết, cách đây 4 năm, Tập đoàn này đã có đươc  khoản vay trị giá 100 triệu USD từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) để đầu tư nguồn điện ở Lai Châu mà không cần tới sự bảo lãnh của Chính phủ. Thoả thuận đạt được nói trên là một tiền đề quan trọng để EVNNPT tiếp cận và đặt vấn đề với nhà tài trợ về những khoản vay lớn cho những dự án truyền tải điện trong tương lai gần.

“Tuần trước, chúng tôi và đại diện của AFD đã có cuộc trao đổi khá cởi mở tại Hà Nội. AFD vừa là nhà tài trợ truyền thống của ngành Điện, nhưng cũng là tổ chức tiên phong trong việc áp dụng hình thức cho vay không cần có sự bảo lãnh từ Chính phủ Việt Nam”, Phó “Tổng” EVNNPT Vũ Trần Nguyễn cho biết thêm.

Đại diện Bộ Tài chính và KfW ký kết Hiệp định vay cho 1 dự án về lưới điện của EVNNPT
Đại diện Bộ Tài chính và KfW ký kết Hiệp định vay cho 1 dự án về lưới điện của EVNNPT

Sẽ có khoản vay trong năm 2019

Được biết, ngoài việc từng cấp vốn không cần bảo lãnh cho Dự án Thuỷ điện Huội Quảng, AFD, trước đã cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á đồng tài trợ khoản vay ODA cho Dự án truyên tải điện miền Bắc và Dự án lưới điện truyền tải 2 của EVNNPT trị giá 140 triệu EURO

Theo đại diện của EVNNPT, sắp tới nhu cầu đầu tư của “tổng” này chắc chắn vẫn cao, trong khi nguồn vốn ODA không còn dồi dào như trước đang là một thách thức hiện hữu đối với công tác thu xếp vốn cho lĩnh vực này. Vì thế, ngoài AFD, EVNNPT còn đặt vấn đề với các nhà tài trợ vốn khác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW)… về phương thức vay không có sự bảo lãnh của Chính phủ.

Với sự nỗ lực đó, EVNNPT hy vọng sẽ thu xếp được khoản vay đầu tiên với AFD trong vòng 2 năm nữa, thông qua hình thức vay không có bảo lãnh của Chính phủ.

Theo đó, nếu đạt được thoả thuận, việc vay vốn sẽ được ký kết trực tiếp giữa nhà tài trợ vốn với doanh nghiệp; ngoài ra, thời gian thực hiện thủ tục thẩm  định vay vốn cũng sẽ được rút ngắn hơn thủ tục vay vốn ODA.

Dự kiến, thời hạn vay sẽ được kéo dài trong 15 năm và thêm 5 năm ân hạn, nhưng lãi suất “mềm” hơn lãi vay thương mại. Tuy nhiên, phía tài trợ vốn cũng sẽ xem xét rất kĩ các tiêu chí như khả năng sinh lời, tính khả thi về mặt kỹ thuật… trước khi quyết định lựa chọ dự án để cấp vốn.

Không thể lẽo đẽo theo “mẹ” mãi được nữa!

Sau một thời gian thực hiện các Dự án ODA, chúng tôi nhận thấy, đã tới lúc mình không thể lẽo đẽo đi theo “mẹ” mãi được nữa! Tức khi, mình đã gây dựng được quan hệ, sự tin cậy... thì phải tự “bơi” chứ không thể trông chờ vào bảo lãnh của Chính phủ, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang bị giới hạn bởi trần nợ công”, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.