Thu hút vốn ngoại vào hạ tầng du lịch là hướng đi hợp lý cho Việt Nam

(PLO) - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài luôn là vấn đề được quan tâm, ở cả góc độ tổng mức đầu tư cũng như lĩnh vực và hướng giữ chân nhà đầu tư ngoại. 
Trao đổi với báo chí bên lề Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015 ngày 27/8/2015 tại FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort (Thanh Hóa), luật sư Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC cho rằng, thu hút vốn ngoại vào hạ tầng du lịch chính là hướng đi hợp lý cho Việt Nam.
Dư luận gần đây nói nhiều đến tình trạng các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hướng “hớt váng chính sách” để tận hưởng ưu đãi và có thể rút lui khi các vấn đề này không còn nữa. Theo ông, làm cách nào để khắc phục tình trạng này?
- Bạn đang nói đến câu chuyện của Toyota, GM thời gian gần đây? Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, khả năng Toyota hay GM chuyển nhà máy khỏi Việt Nam một phần vì giai đoạn trước họ đến chỉ đơn giản với mục đích “hớt váng chính sách”, tận dụng các ưu đãi về thuế…
Luật sư Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC
Luật sư Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC 
Tôi cho rằng, Việt Nam có quy mô dân số lớn, nên chắc chắn là thị trường mà nhiều tổ chức quốc tế muốn hướng tới. Nhưng muốn giữ chân nhà đầu tư ngoại, chúng ta cần phải khắc phục nhiều vấn đề, mà các chuyên gia đã nhiều lần nói đến.
Tuy nhiên, ở góc độ một nhà đầu tư bất động sản, tôi cho rằng, muốn thu hút dòng vốn ngoại với mục tiêu gắn bó bền vững và thúc đẩy kinh tế, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hạ tầng du lịch.
Việt Nam có tiềm năng lớn về lĩnh vực này nhưng đầu tư chưa xứng tầm và vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn quá ít, trong khi tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội lại khá lớn. 
Ông có thể nói chi tiết hơn?
- Trước hết, với bờ biển dài và đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di tích văn hóa, lịch sử, Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện để thu hút đầu tư du lịch. Điều này cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là nâng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng cơ cấu thu nhập kinh tế quốc dân. Trong khi đó, hạ tầng du lịch Việt Nam vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển.
Thứ hai, đối với lĩnh vực này, nếu quản lý nhà nước tốt, thì thứ chúng ta nhận được sau khi có sự tham gia của các đối tác ngoại đầu tư vào sẽ là ngoại tệ, sự phát triển về hạ tầng du lịch kéo theo đó là hạ tầng giao thông, trình độ nghiệp vụ của lao động và lượng khách du lịch quốc tế lớn do chính các nhà đầu tư thu hút…, những điều mà ngay cả khi NĐT ngoại rút vốn, chúng ta cũng không bị mất đi.
Du lịch là ngành công nghiệp không khói và phát triển được lĩnh vực này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước mà sẽ giải quyết được hàng loạt bài toán về lao động, xã hội.
Quần thể du lịch FLC Sầm Sơn khi đi vào hoạt động phải sử dụng tới gần 2.000 lao động, chưa kể lượng lao động lớn được huy động suốt quá trình thi công dự án.
Ngoài ra, việc thu hút thành công khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam cũng chính là một tiền đề quan trọng hỗ trợ trở lại cho thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế nói chung cũng như các lĩnh vực trong chuỗi giá trị phục vụ ngành du lịch như: vật liệu xây dựng, nội thất, điện, đường, đào tạo, nông nghiệp, hóa mỹ phẩm, đào tạo…
Với cả yếu tố chủ quan và khách quan của nền kinh tế, kinh tế du lịch cần được chú trọng nhiều hơn và thu hút vốn ngoại cho lĩnh vực này cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Hiện số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực hạ tầng du lịch của Việt Nam cũng như quy mô đầu tư vẫn còn khá khiêm tốn. Đà Nẵng là địa phương thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản - du lịch rất tốt, nhưng tính lũy kế đến hết quý I/2015, mới chỉ có trên 1 tỷ USD vốn ngoại vào lĩnh vực này. 
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 vừa diễn ra tại Thanh Hóa ngày hôm qua (27/8)
 Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 vừa diễn ra tại Thanh Hóa
 ngày hôm qua (27/8)
Theo ông, làm cách nào để Việt Nam có thể thu hút tốt hơn vốn đầu tư nước ngoài vào hạ tầng du lịch?
- Trước hết, công tác quảng bá du lịch cần phải được làm tốt. NĐT nước ngoài ít nhất phải biết đến và hiểu Việt Nam thì mới hy vọng họ sẽ đầu tư vào đây. Nhưng sau đó là 5 vấn đề cơ quan quản lý cần quan tâm giải quyết.
Trước tiên, quỹ đất phục vụ phát triển dự án du lịch phải đáp ứng yêu cầu về quy mô, vị trí, chi phí và thời gian hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng, hạ tầng giao thông. Nếu không giải quyết được vấn đề này, ngay cả khi nhà đầu tư nước ngoài chủ động muốn đầu tư vào Việt Nam, họ cũng sẽ rất ngần ngại.
Thứ hai là sự thuận lợi, nhanh gọn về các thủ tục hành chính, giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, từ đó tiết kiệm chi phí triển khai. Thứ ba là chính sách thuế ưu đãi với các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Hai vấn đề khác, là sự đồng bộ trong hỗ trợ chính sách về thu hút, đào tạo lao động có chất lượng và phối hợp các chính sách thu hút du lịch.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.