“Thở phào nhẹ nhõm” với đường dây 220kV Cầu Bông - Hóc Môn rẽ Bình Tân

Từ nay đến cuối 2016, SPMB sẽ hoàn thành đóng điện 4 công trình ở phía Nam
Từ nay đến cuối 2016, SPMB sẽ hoàn thành đóng điện 4 công trình ở phía Nam
(PLO) - Sau nhiều lần trượt tiến độ, rạng sáng 24/9, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đóng điện thành công và đưa vào vận hành công trình Đường dây 220kV Cầu Bông - Hóc Môn rẽ Bình Tân.

“Dự án đường dây 220kV Cầu Bông - Hóc Môn  rẽ Bình Tân, lúc đầu kế hoạch hoàn thành trong năm 2014, sau đó phải lùi lại đến tháng 4/2016, và sau đó, SPMB phải phấn đấu xong trong năm nay. 

Dự án kéo dài vì có sự điều chỉnh về chính sách, việc niêm yết đền bù trước chỉ yêu cầu tại trụ sở UBND thì nay phải đưa về tận các hộ dân nên kéo dài thêm thời gian. Chưa kể có nơi, có hộ, sáng thì đồng ý cho đơn vị xây lắp thi công, chiều lại từ chối...”, ông Nguyễn Công Toàn - Phó Giám đốc SPMB nói về lý do khiến đơn vị này thấy nhẹ nhõm sau khi hoàn thành bàn bàn giao công trình nói trên cho Công ty Truyền tải điện 4 quản lý, vận hành.

Được biết, tuyến đường dây 220kV Cầu Bông - Hóc Môn rẽ Bình Tân được xây dựng mới với quy mô gồm đường dây 6 mạch hỗn hợp, tổng chiều dài hơn 15 km, từ Trạm biến áp 500kV Cầu Bông đến Trạm biến áp 220kV Hóc Môn, đường dây đi qua địa bàn TP.Hồ Chí Minh gồm các xã: Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ huyện Củ Chi; các xã Đông Thạnh, Tam Thới Thôn huyện Hóc Môn và các phường Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp quận 12.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) huy động, phân bổ theo kế hoạch và nguồn vốn ngay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).  SPMB là đơn vị điều hành quản lý dự án.

Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT Đặng Phan Tường (thứ 2, phải qua) kiểm tra các công trình điện cấp bách phía Nam
Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT Đặng Phan Tường (thứ 2, phải qua) kiểm tra các công trình điện cấp bách phía Nam

Như đã nói ở trên, trong quá trình thực hiện dự án nói trên, vướng mắc lớn nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, khó khăn nhất là giai đoạn tháng 7/2014, do sau khi SPMB chuẩn bị đầy đủ thủ tục lập phương án bồi thường, thì Luật Đất đai mới có hiệu lực. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tiếp tục thay đổi, do đó công tác lập thủ tục bồi thường phải tạm dừng lại. Đến ngày cuối năm  2015, UBND TP.Hồ Chí Minh có quyết định về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án, lúc bấy giờ, mới tính toán được phương án bồi thường, hỗ trợ khi triển khai công trình. 

Ngoài ra, trong việc thi công cũng gặp khó khăn do công trình thi công trên đoạn trùng tim, trùng tuyến đường dây 110kV Hóc Môn - Phú Hòa Đông hiện hữu, đồng thời nhiều đường dây điện cắt ngang, nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc phải cắt điện, phục vụ thi công. 

“Công trình đi qua địa bàn 3 quận, huyện của TP.HCM (Củ Chi, Hóc Môn, quận 12) nên việc cắt điện để thi công là hết sức khó khăn do phải đảm bảo tiêu chí cắt điện của một thành phố lớn và đông dân nhất nước.”, đại diện SPMB nói.

Với việc đưa vào vận hành đường dây 220kV Cầu Bông - Hóc Môn rẽ Bình Tân, công trình sẽ đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho các phụ tải khu vực các huyện Củ Chi, Hóc Môn và các quận Bình Tân, Gò Vấp thuộc TP. Hồ Chí Minh; đồng thời tăng cường khả năng liên kết cho hệ thống điện khu vực Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Tây Ninh, Long An, cũng như phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 -2020 và có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện 7 điều chỉnh).

“Chốt” được công trình này, có nghĩa từ nay đến cuối năm 2016, ở phía Nam, EVNNPT sẽ phải dốc sức để hoàn thành việc đóng điện 4 dự án còn lại gồm: 2 trạm biến áp 220kV Đức Trọng nhánh rẽ và 220kV Vũng Tàu; cùng với 2 dự án đường dây 220kV Tân Uyên - Thuận An và cải tạo, nâng cấp đường dây 220kV Phú Lâm - Cai Lậy 2.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.