Năm cô gái Việt nổi tiếng thế giới nhờ nghề làm móng tay

5 chị em nhà họ Pang liên tiếp nhận nhiều giải thưởng về nail
5 chị em nhà họ Pang liên tiếp nhận nhiều giải thưởng về nail
(PLO) - Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, 5 chị em nhà họ Pang sống ở quận 5 (TP.HCM) lần lượt ẵm nhiều giải thưởng quốc tế từ nghề nail (làm móng chân, móng tay). Từ sự gây dựng của chị cả Pang Mỹ Linh (34 tuổi), nay họ đã có 3 trung tâm đào tạo với hàng nghìn học viên.

Trước đây, nhà họ Pang có công ty sản xuất, kinh doanh đồ nhựa khá lớn. Công việc kinh doanh ngày một thất bát, công ty phá sản, căn nhà duy nhất cũng phải bán đi để trả nợ.

Mỹ Linh nhớ lại: “Khi bố kinh doanh phát đạt, chi em tôi không phải động tay đến việc gì, chỉ biết học và đi chơi. Thời gian đầu phá sản, sống khổ cực, chị em còn có ý trách mắng bố mẹ. Đến lần phát hiện bố mẹ nhịn ăn để cho chúng tôi được no, 5 chị em khóc ròng. Từ đó chị em động viên nhau cố gắng làm việc, bán bánh mì, hủ tiếu dạo… ngày nào cũng làm từ 4h – 22h mới về tới nhà, da tay trầy xước, mờ cả vân tay”.
Học xong lớp 12, Mỹ Linh gác lại ước mơ vào đại học. Đang lúc tìm nghề, cô tình cờ gặp người bà con làm nghề nail từ Mỹ mới về Việt Nam. Được xem mẫu thiết kế nail tinh xảo đẹp mắt, cô nhận ra nail không chỉ là nghề, còn là một nghệ thuật. Tìm hiểu, thấy nhiều người nước ngoài giàu lên từ nail, cô quyết định xin học nghề.
Cuối năm 2003, Mỹ Linh mở một cửa tiệm làm nail nhỏ ở đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận). “Nghĩ lại thấy tôi quá liều. Tiền không có, tôi đi mượn. Kinh nghiệm kinh doanh còn yếu, tôi xin học mấy chị lớn tuổi đang kinh doanh ngành nghề khác. Hơn 1 năm đầu khách đến tiệm rất vắng. Làm ăn thất bát, chủ nợ hối thúc nhưng tôi không nản chí”, cô cho biết.
Các tác phẩm nail đặc sắc
  Các tác phẩm nail đặc sắc
Thấy tay nghề non yếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, năm 2004, cô mượn thêm tiền sang Nhật học thêm nail. Học được 2 tuần, cô quay về Việt Nam truyền nghề cho em Pang Mỹ Nguyên. Sau 5 lần học ở Nhật, Mỹ Linh nhận ra nghề nail không phải tạm bợ mà là nghề “hái ra tiền”.
“Đến bây giờ tôi vẫn nhớ kỷ niệm làm móng cho vị khách đầu tiên. Cầm tay họ mà run, hồi hộp đến nỗi khách còn phải trấn an. Sau hơn 3 tiếng tôi mới hoàn thành bộ móng cho khách. Ban đầu họ bực vì mình làm quá lâu, nhưng khi hoàn thành, họ ưng ý lắm”, Mỹ Linh tâm sự.
Cũng năm 2004, Mỹ Linh tham gia cuộc thi “Trang trí móng mùa xuân” do Nhà văn hóa phụ nữ TP.HCM tổ chức. Tác phẩm “hoa hồng tình yêu” của cô đoạt giải nhất. Cuộc thi là bước ngoặt lớn. Khách đến làm móng mỗi ngày một đông.
Vừa làm việc, chị vừa rút kinh nghiệm, lại tham khảo sách báo, diễn đàn làm nail quốc tế để học hỏi. Năm 2005, tác phẩm “Thiên nga tình yêu” của chị lọt vào top 10 cuộc thi Nail Design châu Á tổ chức ở Nhật Bản.
“Tôi tham gia cuộc thi châu Á vì muốn tận dụng cơ hội giao lưu học hỏi các bạn nước ngoài. Năm 2008, tôi tiếp tục đăng ký tham gia cuộc thi Nail Design châu Á tổ chức ở Malaysia và đạt giải nhất”, Mỹ Linh nói.
Sự thành công của chị thôi thúc 3 cô em học nghề. Cứ lần lượt chị trước dìu em sau, các cô em cũng thành công không kém. Năm 2009, Mỹ Nguyên đạt giải 2 châu Á được tổ chức tại Singapo khi mới 22 tuổi.
Pang Mỹ Nguyên và tác phẩm đạt giải nhất châu Á
Pang Mỹ Nguyên và tác phẩm đạt giải nhất châu Á
Tiệm nườm nượp khách. Từ khởi điểm chỉ là căn phòng chật chội, 5 chị em vạch kế hoạch vươn xa hơn nữa bằng cách mở thêm cơ sở đào tạo nghề. Người mẹ đứng ra giúp quản lý tài chính. Chỉ một thời gian ngắn, nợ nần trả hết. Cả nhà tiếp tục gom tiền cho Mỹ Nguyên sang Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan học thêm nghề.

Năm cô gái tiếp tục bước thêm bước dài, sáng lập công ty Kelly Pang đào tạo nghề chăm sóc móng chuyên nghiệp. Hiện công ty có 3 chi nhánh đào tạo ở quận 3, quận 5, quận Phú Nhuận. Mỗi năm công ty đào tạo hàng nghìn thợ nail khắp cả nước.

Chị em Pang Mỹ Linh và Pang Mỹ Nguyên vinh dự hàng năm còn được mời làm thành viên Ban giám khảo Nail design cup Châu Á. Mỹ Linh còn là ủy viên Hội Liên hiệp phụ nữ Quận 5. Trong tương lai, cô chia sẻ ý định sẽ mở thêm nhiều lớp miễn phí dạy nghề cho người nghèo ở nông thôn.        
Nhân viên nail làm trong tiệm mỗi tháng thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Nhân viên có thể nhận làm ngay tại nhà, thu nhập trung bình 5 triệu. Mỗi mẫu thiết kế có giá ít nhất 50 ngàn. Tùy vào độ sắc sảo, yêu cầu khác nhau, giá làm móng khác nhau. 

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.