Khát vọng toàn cầu

Nhiều Tập đoàn lớn trên thế giới tìm cơ hội hợp tác với IDI trong các lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, công nghệ thực phẩm,…
Nhiều Tập đoàn lớn trên thế giới tìm cơ hội hợp tác với IDI trong các lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, công nghệ thực phẩm,…
(PLO) - Xuất khẩu (XK) cá tra trong 9 tháng đầu năm nay đạt 1,68 tỷ USD, tăng trên 29% so với cùng kỳ năm 2017. Cùng với các cơ hội thị trường thuận lợi, rất có khả năng XK cá tra năm 2018 sẽ đạt thậm chí vượt mức 2 tỷ USD. 

Theo nhận định của Bộ NN-PTNT, tình hình thị trường thế giới đang diễn biến rất nhanh theo hướng có lợi cho ngành hàng này. Thị trường Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng cao. Thị trường EU đã chuyển hướng tăng trưởng tích cực từ tháng 7/2018.

Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết, việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khẳng định hệ thống quản lý chất lượng cá da trơn của Việt Nam đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Hoa Kỳ sẽ tác động đến hoạt động XK cá tra vào thị trường cao cấp này. 

Kịch bản thị trường

Năm 2017, đánh dấu 10 năm IDI (thành viên của Sao Mai Group) gia nhập ngành hàng thủy sản Việt Nam, Cty này đã tạo cú nước rút vô cùng ngoạn mục để vươn lên nằm trong Top những doanh nghiệp hàng đầu có hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Tổng doanh thu đạt 5.332 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 350 tỷ đồng IDI đã đóng góp ấn tượng vào thành tích của ngành hàng thủy sản Việt Nam đạt giá trị  kim ngạch xuất khẩu gần 1,8 tỷ USD.  

Châu Á đang là thị trường lớn nhất của IDI với tỷ trọng hơn 64% doanh thu. Đây là thuận lợi rất lớn của IDI khi thị trường này được dự đoán là điểm sáng của ngành cá tra Việt Nam trong thời gian tới. 

Ở khu vực Nam Mỹ, IDI đang chiếm thị phần lớn nhất tại Mexico với doanh số hơn 14 triệu USD tăng 44,5% so với 2016 và chiếm 13,5% thị phần. IDI cũng chiếm 12,2% thị phần ở Colombia và 4% thị phần ở Brazil. 

Tại châu Âu, năm 2017, I.D.I XK tăng hơn gấp đôi so với năm 2016, đạt hơn 5,6 triệu USD. Trong 2018, IDI dự kiến tiếp tục tiếp cận thêm các khách hàng tại một số nước tiềm năng như Hà Lan, Anh, Đức để tăng doanh số lên khoảng 10 triệu USD. Đối với Mỹ, hiện IDI chỉ xuất khẩu các sản phẩm không chịu thuế bán phá giá như cá nguyên con, cá cắt khúc. Đây lại một lần nữa khẳng định sự sáng suốt về chiến lược phát triển thị trường bền vững “không bỏ trứng vào một giỏ” của họ. Ngẫm lại cũng là bài học vàng cho nhiều doanh nghiệp còn lại “đủ sức chiến đấu” trong ngành thủy sản Việt Nam.

Nhìn chung, cơ cấu thị trường của IDI khá đa dạng và đạt mức tăng trưởng hết sức ấn tượng ở hầu hết các thị trường lớn, vượt xa mức tăng toàn ngành. 

Sản phẩm IDIFISH trở thành thương hiệu quốc tế
Sản phẩm IDIFISH trở thành thương hiệu quốc tế

Vùng nuôi liên kết “át chủ bài”

Cho đến thời điểm này, IDI là 1 trong số rất ít các doanh nghiệp duy trì được  vùng nuôi liên kết. 10 năm đồng hành cùng với quá trình hình thành và phát triển của I.D.I, mô hình này đã cung cấp gần 80% sản lượng nguyên liệu cho 2 Nhà máy  sản xuất ổn định. Chủ động được nguồn nguyên liệu, I.D.I không chỉ tạo được một nền tảng rất vững chắc để trữ hàng, sẵn sàng cung cấp  nhiều loại sản phẩm với số lượng lớn và kịp thời cho các đối tác chiến lược.

Mặt khác, duy trì được vùng nuôi liên kết cũng đồng nghĩa với việc Cty nuôi dưỡng mối hợp tác rất tốt đẹp với hộ nuôi và nhận được sự hậu thuẫn to lớn từ nông dân. Đi đôi với duy trì mô hình nuôi liên kết thì I.D.I đang khẩn trương thực hiện đầu tư mới vùng nuôi Organic chủ động. Đây là lộ trình tất yếu và hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay mà Cty này đã dự đoán. 

Chiến lược sắp tới, sản phẩm fillet của I.D.I sẽ được xây dựng trở thành thương hiệu mang tầm quốc tế có chất lượng cao, không chất cấm, đảm bảo tuyệt đối ATVSTP để chinh phục thị trường toàn cầu. Do vậy, bên cạnh củng cố và phát triển các thị trường hiện tại thì I.D.I Fish tiếp tục “cọ xát” với các thị trường mới như Ấn Độ (dân số 1,3 tỷ), Indonesia (dân số 260 triệu) hay Nhật Bản.

Mới đây, Tập đoàn CJ của Hàn Quốc cũng đã tìm cơ hội kết nối với I.D.I hoạch định chiến lược tiêu thụ thủy sản và các sản phẩm giá trị gia tăng như bột cá, mỡ cá, dầu cá thực phẩm (Ranee) và thức ăn thủy sản sang các thị trường mà CJ đang sở hữu. Sự hợp tác này đang mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho cả Tập đoàn Sao Mai mà I.D.I là mắc xích rất quan trọng

Trong điều kiện chủ động được gần như 100% lượng nguyên liệu sản xuất,  chi phối nguồn cá giống, cung cấp thức ăn thủy sản (Sao Mai Super Feed) với giá cả phù hợp cùng chiến lược phát triển thị trường linh hoạt, I.D.I Fish sẽ có một năm tăng trưởng ngoạn mục cán mốc doanh thu 6.500 tỷ đồng, đóng góp quan trọng để đưa kim ngạch toàn ngành thủy sản Việt Nam đạt từ 2 – 2,2 tỷ USD năm 2018 như dự kiến.

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.