GĐ Cty Vàng bạc Đá quý Cửu Long: 'Nền tảng văn hóa là khởi nguồn của thành công'

Lê Đình Hùng: Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Cửu Long (Cửu Long Jewelry)
Lê Đình Hùng: Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Cửu Long (Cửu Long Jewelry)
(PLO) -Quan điểm phát triển thương hiệu của Cửu Long Jewelry luôn tồn tại trong 4 yếu tố văn hóa: Con người, nghề nghiệp, gia đình, dân tộc. Và nền tảng văn hóa ấy lại có những đóng góp quan trọng trong thành công của mỗi thương hiệu. 

20 năm trường tồn và phát triển, hơn ai hết, ông Lê Đình Hùng - Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Cửu Long (Cửu Long Jewelry) hiểu rõ được giá trị của những yếu tố trên trong hành trình tạo dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững. 

- Quan điểm của ông về khó khăn và thử thách trong hành trình tạo dựng thương hiệu Cửu Long Jewelry là gì?

Trong cuộc sống, khó khăn và thử thách luôn thường trực với mỗi cá nhân ngay từ những điều nhỏ nhất, bình thường nhất. Với bất kỳ doanh nghiệp nào, khó khăn luôn song hành với sự phát triển và là con đường bắt buộc để dẫn đến thành công. 

Tôi cho rằng, bản thân doanh nhân luôn cần sự tỉnh táo trong mọi quyết định của mình. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, kéo theo vô vàn những rủi ro khó lường. Với xã hội hiện tại, điều giúp doanh nghiệp luôn vững vàng trên thị trường chính là sự am hiểu hệ thống pháp lý và tuân thủ theo pháp luật hiện hành. 

Ngoài ra, cũng cần phải đề cao đạo đức doanh nghiệp. Trên thị trường, mỗi doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một hướng phát triển riêng và họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những chiến lược đó. Có nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính nhưng cũng có doanh nghiệp dùng “thủ đoạn” nhằm “hạ bệ” nhau để phát triển.

Bản thân tôi và Cửu Long Jewelry luôn chọn con đường xây dựng cùng phát triển. Thay vì trở thành đối thủ thì chúng tôi làm đối tác của nhau để tạo thành một cộng đồng kinh doanh văn minh và tiến bộ. 

- Là người lãnh đạo, ông truyền cảm hứng tới nhân viên ra sao để tạo thành một tập thể gắn kết, vững mạnh?

Quan điểm làm việc của tôi xuyên suốt từ trước tới nay là mọi thứ luôn tồn tại trong từ “Văn hóa”: Văn hóa con người, văn hóa nghề nghiệp, văn hóa gia đình và văn hóa dân tộc.

Văn hóa con người là cách mỗi người thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp trong công việc; Văn hóa nghề nghiệp là sự tương tác lẫn nhau để tạo nên thành công trong tập thể và các mối quan hệ đối tác của công ty; Văn hóa gia đình là mỗi cán bộ nhân viên trong công ty đều đối xử với nhau như những người anh, chị, em trong một gia đình; Cuối cùng, văn hóa dân tộc chính là sự đùm bọc, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn bên ngoài xã hội, đề cao giá trị văn hóa của Việt Nam trong hoạt động của công ty.

Tôi luôn tâm niệm con người ta ai cũng có thể mắc sai lầm. Cửu Long Jewelry cũng có lúc hưng, lúc thịnh nhưng trên hết chính là tinh thần lạc quan, luôn nhìn về những điều tốt đẹp ở tương lai để phấn đấu trở nên có ích hơn cho chính bản thân mình, cho tập thể và toàn xã hội. 

- Yếu tố văn hóa dân tộc được thể hiện như thế nào trong các sản phẩm của Cửu Long Jewelry, thưa ông?

Văn hóa dân tộc luôn là điều được đề cao trong hành trình xây dựng thương hiệu Cửu Long Jewelry. Chúng tôi luôn cố gắng truyền tải những giá trị văn hóa của Việt Nam trong các sản phẩm trang sức của mình.

Đó là tác phẩm “Triều đại Lý”; Tác phẩm “Sức sống Văn hóa Việt” trong Chương trình “Doanh nhân vì người nghèo”; Sản phẩm hợp tác cùng Motorola - Gắn đá quý trên điện thoại để làm từ thiện; Tác phẩm “Thiên hạ thái bình” trong dịp lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội… Đó đều là những tác phẩm mang tình yêu dành cho văn hóa dân tộc của Cửu Long Jewelry.

Bên cạnh đó là rất nhiều tác phẩm trang sức khác mang hình ảnh của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trống Đồng... Đó là hình ảnh, sản phẩm được thực hiện hóa bằng trang sức thay vì chỉ bằng những câu hô hào. Mỗi khách hàng đến với Cửu Long Jewelry đều được đón tiếp nồng nhiệt từ các nhân viên trong trang phục áo dài, đội mấn trên đầu - một hình ảnh mà tôi tin rằng sẽ để lại nhiều cảm xúc về tình yêu dân tộc. 

- Theo ông, ngành trang sức cần làm gì để phát triển vững mạnh?

Một cá nhân hay một tập thể khó có thể thay đổi cục diện phát triển. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp trang sức tại Việt Nam nói chung và bản thân Cửu Long Jewelry nói riêng luôn cố gắng hết mình, từ việc thực hiện đúng các chính sách Nhà nước, tuân thủ luật pháp cho tới đề cao đạo đức kinh doanh khi cạnh tranh trên thị trường. 

Mong rằng giữa Nhà nước và doanh nghiệp ngày càng có nhiều tương tác hơn với nhau. Trước mỗi quyết định về chính sách mới, chúng tôi mong muốn được đóng góp nhiều ý kiến hơn để cùng Nhà nước giải bài toán kinh tế thị trường trong thời điểm hiện tại.

Bởi bản thân ngành trang sức tại Việt Nam chưa nhận được nhiều quan tâm, doanh nghiệp hầu hết vẫn phải “tự bơi”. Chính vì thế mà một sự quy hoạch hoàn chỉnh là điều cần thiết để ngành trang sức phát triển hơn trong tương lai. 

- Bật mí của ông về hướng phát triển mới của Cửu Long Jewelry trong thời gian tới?

Chúng tôi hướng tới là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đưa trang sức Việt ra quốc tế. Hiện nay, sản phẩm chủ đạo của Cửu Long Jewelry là nhẫn cưới và chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển dòng sản phẩm này để phục vụ cho quốc gia với nền tảng dân số trẻ trong nước và trong tương lai hướng tới thị trường rộng lớn hơn là ASEAN. 

Chúng tôi đã, đang và sẽ phát triển một hình ảnh gắn liền với các đôi uyên ương với mong muốn đôi nhẫn cưới của Cửu Long Jewelry là kỷ vật cưới thiêng liêng, là minh chứng cho tình yêu thánh thiện. Chúng tôi không quan niệm mình đang bán vàng, bán trang sức đá quý mà đang trao đi tình yêu, kỷ vật, kỷ niệm tình yêu cho mọi người. 

Kinh doanh là một quá trình kết tụ và phấn đấu không ngừng. Trong thời điểm hiện tại, mỗi ngày với tôi là một sự cạnh tranh, thay đổi và hoàn thiện. Chính vì thế, Cửu Long Jewelry cũng không ngừng phấn đấu để trở thành một thương hiệu bền vững trên thị trường và trong lòng khách hàng.

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.