Bảo vệ thương hiệu độc quyền “Quốc hồn Việt” trên cơ sở thượng tôn pháp luật

Chủ tịch HĐQT – Giám đốc Cty CP Thủy sản Nghệ An với sản phẩm nước mắm Cửa Hội trong một thời gian dài bị hiểu nhầm
Chủ tịch HĐQT – Giám đốc Cty CP Thủy sản Nghệ An với sản phẩm nước mắm Cửa Hội trong một thời gian dài bị hiểu nhầm
(PLO) - Phát hiện thương hiệu nước mắm Cửa Hội bị xâm hại thông qua truyền thông, giám đốc công ty đã bình tĩnh động viên cán bộ, công nhân viên (CBCNV), chèo lái con thuyền, đi tìm lại sự thật bằng con đường pháp lý. 

Từ một sản phẩm độc quyền bị xâm hại

Câu chuyện chúng tôi đang nhắc đến là việc Cty CP Thủy sản Nghệ An (Cty Thủy sản Nghệ An) đi tìm lại sản phẩm đã được cấp chứng nhận độc quyền bỗng dưng bị xâm hại bởi một đối thủ khác. Xuất phát từ một trạm hải sản Cửa Hội là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ trước năm 1954 chuyên sản xuất kinh doanh nước mắm và các sản phẩm từ cá như: bột canh, mắm tôm, nước mắm cô đặc (nước mắm ép viên)… đến năm 2000 công ty tiến hành cổ phần hóa mang tên Cty CP Thủy sản Nghệ An. Công ty đã xây dựng nên một công nghệ sản xuất nước mắm truyền thống kết hợp nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ, tạo ra những sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn và tuyệt đối an toàn, được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng với thông điệp xuyên suốt “nâng niu Quốc hồn Việt”. 

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch HĐQT – Giám đốc Cty CP Thủy sản Nghệ An, từ tháng 11/2005 Cty được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, trong đó có sản phẩm mã 68386 là “Nước mắm Cửa Hội”. Bất ngờ, tháng 10/2008 Cty phát hiện trên thị trường xuất hiện một sản phẩm “nước mắm Cửa Hội” khác.

Qua tìm hiểu, được biết đó là sản phẩm của Cty CP Chế biến thủy sản và DV Cửa Hội (Cty Thủy sản Cửa Hội) sản phẩm được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Trước sự việc này, Cty Thủy sản Nghệ An đã mời Cty thủy sản Cửa Hội đến làm việc và thông báo việc sử dụng tên sản phẩm như vậy là vi phạm bản quyền và yêu cầu dừng sản phẩm nước mắm Cửa Hội. 

Trước sự việc này khách hàng tiêu thụ nước mắm Cửa Hội của Công ty CP Thủy sản Nghệ An bị xáo trộn, doanh thu bắt đầu sụt giảm liên tục.  “Thời điểm đó, phát hiện sản phẩm của Cty bị xâm phạm tôi đã động viên CBCNV (đặc biệt là bộ phận Marketting, nhân viên bán hàng), trong công ty phải bình tĩnh để cùng nhau tháo gỡ những vấn đề gặp phải. Một mặt gửi văn bản đề nghị Cục SHTT thu hồi Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm nước mắm Cửa Hội đã cấp cho Cty Thủy sản Cửa Hội. Một mặt phải tuyên truyền động viên tinh thần CBCVN công ty sớm ổn định tinh thần để tiếp tục sản xuất nước mắm đảm bảo sản lượng và tiến độ cung cấp đến người tiêu dùng...”, ông Hùng chia sẻ. Điều bất ngờ là trong quá trình chờ ngành chức năng xử lý sự việc trên thì công nhân Cty Thủy sản Nghệ An lại tiếp tục phát hiện một đoạn phim xuất hiện trên kênh truyền hình địa phương nói về sản phẩm “nước mắm Tân Hội”. 

Điều đáng nói là đoạn phim cùng với tờ rơi, văn bản thông báo phát tán trên thị trường, trên Youtube, các trang mạng xã hội… với nội dung: “Hiện nay trên thị trường có một bộ phận lợi dụng thương hiệu “Nước mắm Cửa Hội” để sản xuất nước mắm kém chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Để tránh nhầm lẫn cho khách hàng, Cty xin thông báo tới quý khách hàng về việc thay đổi nhãn hiệu từ “Nước mắm Cửa Hội’ sang “Nước mắm Tân Hội” và đến ngày 31/12/2017 thì nước mắm Cửa Hội không tồn tại trên thị trường”.

“Thông tin này gây thiệt hại cho Cty chúng tôi hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến thị trường, vô tình gây hiểu nhầm cho các đại lý, các bạn hàng thân quen. Từ chỗ Cty CP Thủy sản Nghệ An đang được bảo vệ, được cấp giấy chứng nhận độc quyền thì bỗng dưng trở thành đối tượng bị coi là làm giả sản phẩm mà vốn dĩ Cty chúng tôi đã được cấp độc quyền”, ông Nguyễn Thanh Hùng nói. 

Hành trình đi tìm sự thật bằng con đường chính nghĩa

Sản phẩm của Cty CP Thủy sản Nghệ An trong thời gian này trên thị trường gặp khó khăn trong tiêu thụ, một số bạn hàng còn hiểu nhầm thông tin khiến công việc kinh doanh bị đình trệ, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty và thu nhập của CBCNV.

“Trước sự việc này bản thân tôi là chủ doanh nghiệp hết sức bức xúc, người thân gia đình, cùng với đó là CBCNV cũng rất buồn. Thậm chí có người còn đặt vấn đề phía công ty kia cạnh tranh “bẩn” thì mình cũng nên sử dụng chiêu bài “bẩn” để đối phó lại. Nhưng tôi biết, nếu mình cũng làm như thế là vi phạm pháp luật, trong khi mình đang được pháp luật bảo vệ nên đã động viên CBCNV cùng nhau đòi lại quyền lợi bằng con đường hành chính pháp lý”, ông Hùng cho biết.

Ngay sau đó, bằng nhiều văn bản đề nghị Cục SHTT, Bộ KHCN, Văn phòng Chính phủ… và sự vào cuộc của các cơ quan báo chí, trong đó Báo PLVN đã đồng hành cùng với Cty Thủy sản Nghệ An đi tìm sự thật. 

Sau thời gian dài chờ đợi, đầu tháng 5/2018 Cục SHTT, Thanh tra Bộ KHCN đã có buổi làm việc với đại diện Cty Thủy sản Nghệ An về những vấn đề về liên quan đến sản phẩm nước mắm Cửa Hội. Mới đây nhất, ngày 11/6/2018, Bộ KHCN đã có Công văn số 1760 thông báo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cty Thủy sản Nghệ An. Tại thông báo nêu rõ: Loại bỏ yếu tố “Cửa Hội” trong cụm từ “Nước mắm cá cơm nguyên chất Cửa Hội” trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 12844 để không tương tự gây sự nhầm lẫn với nhãn hiệu “Cửa Hội” theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 68386 cấp cho Cty Thủy sản Nghệ An (theo thủ tục sẽ hủy bỏ hiệu lực).

“Đến giờ phút này, khi nhận được quyết định cuối cùng thì công ty chúng tôi càng tin tưởng hơn cách làm đúng đắn, kịp thời của Cục SHTT và thanh tra Bộ KHCN bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. Sản phẩm “nước mắm Cửa Hội” là của Cty Thủy sản Nghệ An là tài sản của Cty được Nhà nước và pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm.”, ông Hùng nói.

Qua sự việc trên, ông Nguyễn Thanh Hùng cũng rút ra được một kinh nghiệm là sẽ có không ít doanh nghiệp khác rơi vào hoàn cảnh tương tự nhưng hãy bình tĩnh để tìm hướng giải quyết theo hướng tôn trọng luật pháp. “Xử lý mọi việc dựa trên quan điểm thượng tôn pháp luật, trên cơ sở các văn bản hành chính của Nhà nước sẽ đảm bảo được tính nhân văn, hợp pháp, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự không những trong địa bàn mà còn cả khu vực…”, ông Hùng nói.

Đó cũng là quan điểm để ông điều hành công ty phát triển bền vững trong nhiều năm qua và đạt được nhiều thành tích và giải thưởng như: Cúp Sen Vàng năm 2005, giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 2006 và nhiều giải thưởng, giấy chứng nhận khác…  Là một trong hai công ty tại Việt Nam được sản xuất nước mắm bổ sung vi chất IOT - thuộc Dự án Quốc gia về phòng chống đần độn, bướu cổ do thiếu i-ốt từ năm 1998 đến nay. Là một trong bốn công ty tại Việt Nam được sản xuất Nước mắm bổ sung vi chất sắt thuộc Chương trình Quốc gia dinh dưỡng về phòng chống thiếu máu do thiếu sắt từ năm 2007 đến nay.

Hiện nay, ngoài việc sản phẩm có mặt ở nhiều địa phương trong nước thì nước mắm Cửa Hội cũng đã có mặt ở một số thị trường ngoài nước, trong đó có những thị trường khó tính như: Cộng hòa Ukraina, Cộng hòa Liên Bang Nga, Cộng hòa Séc hay Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.