Vì sao khó dẹp “chợ cóc” ở Hà Nội?

Chợ tạm khu vực Ngã Tư Sở
Chợ tạm khu vực Ngã Tư Sở
(PLVN) - Trên địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh như Hà Nội, giải tỏa “chợ cóc”, chợ tạm luôn là vấn đề nhức nhối. 

Chỉ cần dành thời gian vài tiếng đồng hồ trong các khung giờ bất kể buổi sáng hay buổi chiều hẳn ai cũng có thể dễ dàng thấy được “sức sống” của hàng loạt chợ “cóc”, chợ tạm ở nhiều nơi thuộc địa bàn TP Hà Nội. Khảo sát quanh các con phố Hà Nội, dễ dàng bắt gặp hàng loạt chợ cóc hoạt động sôi nổi. Theo ghi nhận, tại cuối ngõ 89, ngách 31/18 Nguyễn Phong Sắc, ngõ số 2 Phan Văn Trường (quận Cầu Giấy) gần đây tấp nập người mua bán các mặt hàng phục vụ cuộc sống. Đủ mặt hàng được các tiểu thương bày bán, từ những phản thịt, hoa quả, hàng rau cho đến hàng ăn sáng… Không những vậy, ở đây còn có các bãi đỗ xe ô tô nên việc đường bé, chợ đông khiến cho giao thông khu vực trở nên lộn xộn.

Tương tự, đi qua đoạn đường cạnh chợ Ngã Tư Sở, chắc chắn ai cũng phải bịt mũi đi cho nhanh. Tại đây, vào nửa đêm về sáng tất cả các ngày trong tuần, quãng đường này biến thành chợ với mặt hàng chủ yếu là rau quả, tôm cá… Lúc chợ mãn phiên, vảy cá, nước thải rửa vương vãi đầy đường. Cả khu vực lúc nào cũng bốc mùi khó chịu... 

Theo thống kê của các ngành chức năng, hiện trên địa bàn thành phố có hơn 400 chợ chính, trong đó riêng các quận nội thành có hơn 100 chợ truyền thống. Bình quân một quận nội thành có 10 chợ truyền thống. Tuy nhiên, người dân tại một số khu vực, đặc biệt là các khu dân cư, khu đô thị mới không muốn đi chợ này thay vào đó là những ngôi chợ tạm, “chợ cóc”  tràn lan nơi rìa đường. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do việc mua sắm ở chợ cóc, chợ tạm rất nhanh chóng và thuận tiện.Tuy nhiên, có một điểm chung tại các chợ tạm, “chợ cóc” là phần lớn các loại rau, quả, thực phẩm, gia cầm, thủy sản, hải sản được bày bán đều không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, các phế phẩm từ giết mổ cá, gà, vịt... tại “chợ cóc” thường vứt bừa bãi trên vỉa hè hoặc sát lề đường. Rác, nước thải đổ ngay tại chỗ, chất đống chậm thu dọn bốc mùi hôi tanh. 

Những năm qua TP Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt trong việc dẹp “chợ cóc”, chợ tạm nhưng hiệu quả đạt được không đáng kể. Hệ lụy nhãn tiền do việc chậm trễ xử lý này là, việc buôn bán tại các chợ tạm, “chợ cóc” không chịu sự quản lý của các lực lượng chức năng, đa phần người bán từ các nơi khác trở về nên giá cả không ổn định, hàng hóa tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa, việc người mua, người bán chen chúc nhau còn tạo điều kiện cho tội phạm hoạt động. Tại nhiều khu chợ, người xe chen chúc sẽ rất khó khăn trong xử lý khi có sự cố, hỏa hoạn… 

Là một khách hàng thường xuyên ghé vào mua thực phẩm ở chợ Ngô Sĩ Liên, Chị Nguyễn Thu Hằng (ở Văn Miếu, Đống Đa) chia sẻ: “Do đi làm về muộn nên tôi thường mua thực phẩm ở những chợ tạm. Việc vào chợ truyền thống sẽ mất nhiều thời gian còn về độ an toàn của thực phẩm tôi thấy không khác nhiều so với đồ trong chợ hay ở siêu thị. Hơn nữa, tôi chủ yếu mua hàng của người quen nên khá yên tâm”. Vì đã quen với việc ghé vào chợ cóc, chợ tạm mua đồ nên ý thức của người dân về chất lượng cũng như độ an toàn của các thực phẩm được bày bán trong chợ có phần bị xem nhẹ. 

Khách quan nhìn nhận, việc họp chợ tạm, “chợ cóc” kể cả sau khi giải tỏa vẫn diễn ra cho thấy trong quá trình triển khai, chính quyền tại một số địa phương đôi lúc còn chưa quyết liệt, triệt để. Để giải quyết vấn đề “chợ cóc”, chợ tạm một cách hiệu quả, chính quyền địa phương cần chịu trách nhiệm trong giải tỏa các tụ điểm này, quản lý địa bàn sát sao, chặt chẽ, không để tái diễn.

Hơn hết, các cấp chính quyền cùng cơ quan chức năng cần quan tâm trong tạo điều kiện cho người dân vào buôn bán tại các khu chợ tập trung để vừa giúp họ bảo đảm đời sống vừa từng bước khắc phục một cách triệt để các khu “chợ cóc”, chợ tạm. Cùng với đó, về lâu dài cần nghiên cứu, bố trí, xây dựng hệ thống chợ dân sinh một cách hợp lý. Trước tiên nên rà soát diện tích đất xen kẹt để bố trí địa điểm buôn bán tạm cho người dân. Đồng thời, nâng cấp, cải tạo chợ truyền thống sao cho thuận tiện mua sắm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm bớt các loại phí để hỗ trợ tiểu thương, tăng sức cạnh tranh với hàng rong, “chợ cóc”. 

Đối với người tiêu dùng, cần xây dựng thói quen tìm đến các khu chợ tập trung, chợ chính, các trung tâm thương mại thay vì mua hàng ở các “chợ cóc”, chợ tạm. Đây không chỉ là việc làm vì sức khoẻ của chính bản thân người tiêu dùng mà còn là cách góp sức hữu ích trong việc loại bỏ “chợ cóc”, chợ tạm để giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường của Thủ đô Hà Nội. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.