Nao lòng 'xóm chạy thận' giữa Hà Nội những ngày cận Tết

(PLVN) - Trong khi phố phường Hà Nội đang nhộn nhịp không khí đón Tết Kỷ Hợi thì “xóm chạy thận” - khu nhà trọ trong ngõ 121 Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại buồn hiu hắt...

Phía trong con ngõ nhỏ là một không khí ảm đạm và tĩnh lặng đến nao lòng. Hình ảnh dễ gặp ở đây là những người bệnh có cánh tay chai sần vì vết kim tiêm, kim truyền, nét khắc khổ, cam chịu hằn lên khuôn mặt.

"Xóm chạy thận" tồn tại từ những năm 1990, là nơi một số bệnh nhân tứ xứ trọ để tiện cho việc chạy thận ở bệnh viện Bạch Mai. Hiện có tất cả 129 người, từ các tỉnh khác nhau như Hòa Bình, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... Ngày này qua ngày khác họ gắn với "công cuộc" chạy thận và lọc máu.  Cuộc sống cận Tết với họ không có gì thay đổi, một tuần đều đặn ba lần lên viện, mỗi đợt kéo dài 3-4 giờ.

  

Tết ở xóm chạy thận chỉ sôi động hơn khi có những đoàn thiện nguyện đến chúc Tết, phát quà

Người xóm chạy thận nhắc đến Tết với thái độ không mấy hào hứng. Chứng kiến ngoài phố cảnh người người, nhà nhà kéo nhau về quê đoàn tụ bên gia đình, họ ít nhiều phần chạnh lòng.

Những dãy nhà trọ tạm bợ, xuống cấp, nơi những bệnh nhân đã gắn bó hàng chục năm nay

“Tết ở đây chán lắm, chẳng có gì đâu, mọi người về quê hết nên vắng vẻ. Lâu rồi năm nay tôi mới được về quê đón Tết, chứ bình thường lịch chạy thận vào mùng 1, mùng 2 nên đành ở lại vậy”, chị Huệ (31 tuổi, quê ở Phú Thọ) cho biết.

Những căn phòng trọ hầu hết đã xuống cấp, chật chội và thấp hơn so với mặt đường. Bà Tuất (50 tuổi, quê huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) sống ở phòng đầu tiên trong ngõ. Bà vốn là giáo viên, phát hiện bị suy thận nặng năm 2001. “Hồi đó ở quê không có máy móc, tôi phải lên bệnh viện Bạch Mai chữa trị rồi gắn bó với nơi đây đến tận bây giờ”, bà Tuất chia sẻ. "Trên này chi phí tốn kém, hàng tháng phải chi trả tiền nhà, tiền điện nước, thuốc men rồi còn phải lo cho con gái đang học đại học nữa".

Thời gian đầu một mình "trụ" ở Hà Nội, ngoài những giờ chạy thận ở bệnh viện, bà phụ giúp quán may đồ, hàng ăn, bán nước... để thêm tiền chữa trị, sinh hoạt. Mấy năm lại đây sức khỏe yếu hơn, bà phải nghỉ. Chồng bà về hưu đã lên Hà Nội làm thuê để vừa tiện chăm sóc vợ, vừa kiếm thêm thu nhập.

"Những người dân trong xóm không ai tổ chức ăn tết. Dịp gần Tết, thỉnh thoảng có đoàn tình nguyện thăm, họ tặng bánh mứt, bánh chưng coi như cũng có không khí Tết. May mắn, xóm chạy thận được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm, hỗ trợ", bà Tuất nói.

Anh Tuấn, quê ở Nam Định, gắn bó với xóm trọ này đã 17 năm và ở một mình và nỗ lực làm thêm để chữa bệnh, "sống qua ngày" và phụ vợ nuôi con. "Tính sơ sơ một tháng tôi phải tiêu tốn 6 triệu đồng cho mọi chi phí của bản thân, đó là chứ kể tiền gửi về cho vợ con ở quê. Cũng may có thẻ BHYT nên các bệnh nhân ở đây được hỗ trợ phần nào tiền viện phí, thuốc men", anh Tuấn nói.

 

 Anh Tuấn đang chuẩn bị nấu bữa tối để kịp lên viện

Tết đến, anh Tuấn chỉ mong được về với vợ con, được đoàn tụ bên gia đình. Nhưng niềm vui ấy luôn ngắn ngủi, vì vốn dĩ những người chạy thận không thể xa bệnh viện quá 3 ngày.

Anh Mai Anh Tuấn, một trong những thành viên đầu tiên của xóm, cũng là "xóm trưởng" của “xóm chạy thận”. Anh đã cùng mọi ngưởi ở đây đi qua những ngày gian khổ, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Anh được coi là cầu nối giữa các bệnh nhân và mọi người trong xã hội.

"Mỗi lần có nhà hảo tâm đến thì mọi người đều bảo vào gặp tôi, dần dần cũng đại diện cho xóm để giải quyết mọi công việc, quản lý người ra, người vào. Chỉ mong năm mới mọi người trong xóm khỏe hơn, sát cánh cùng nhau chống chọi với bệnh tật", "xóm trưởng" chia sẻ.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.