Những tác dụng phụ tai hại của dầu cá

Những tác dụng phụ tai hại của dầu cá
(PLO) - Dầu cá vốn được coi là loại thuốc bổ vì chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên việc sử dụng dầu cá không đúng chỉ dẫn có thể dẫn đến những tác dụng phụ tai hại.
Dầu cá thường được chiết xuất từ cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá tuyết… Các chế phẩm dầu cá thường chứa một lượng lớn a xít béo omega-3. Ngoài ra chúng còn có thể có vitamin E, can xi, sắt, các vitamin A, B1, B2, B3, C, hoặc D.
Dầu cá được sử dụng cho rất nhiều bệnh. Phổ biến nhất là những bệnh liên quan tới tim mạch. Một số người sử dụng dầu cá để giảm huyết áp hoặc triglyceride (mỡ máu). Dầu cá cũng được dùng để phòng ngừa bệnh tim và đột quị. Bằng chứng khoa học cho thấy dầu cá thực sự làm giảm nồng độ triglyceride và có vẻ giúp phòng ngừa bệnh tim và đột quỵ khi sử dụng đúng liều khuyến nghị. Tuy nhiên, uống quá nhiều dầu cá có thể thực sự làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tác dụng phụ

Dầu cá khá an toàn đối với hầu hết mọi người, bao gồm phụ nữ có thai và cho con bú, khi dùng với liều thấp (3g trở xuống mỗi ngày). Với liều cao hơn, dầu cá có thể gây ra một số vấn đề về an toàn
- Uống hơn 3g dầu cá mỗi ngày có thể khiến máu khó đông và làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Dầu cá liều cao cũng làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, giảm khả năng chống nhiễm trùng. Điều này đặc biệt đáng lo ngại với những người đang phải sử dụng các thuốc để giảm miễn dịch (như bệnh nhân ghép tạng) và người già.
- Dầu cá có thể gây những tác dụng phụ bao gồm ợ hơi, hơi thở hôi, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban và chảy máu cam. Uống dầu cá trong bữa ăn hoặc để lạnh có thể giảm những tác dụng phụ này.
Những cảnh báo cụ thể
Bệnh gan: Dầu cá có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Dị ứng cá hoặc dị ứng hải sản: Một số người bị dị ứng cá và hải sản cũng có thể bị dị ứng với dầu cá.
Rối loạn lưỡng cực: Uống dầu cá có thể làm tăng một số triệu chứng của căn bệnh này.
Trầm cảm: Uống dầu cá có thể làm tăng triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Tiểu đường: Sử dụng dầu cá liều cao có thể khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
Cao huyết áp: Dầu cá có thể làm giảm huyết áp và khiến huyết áp tụt xuống quá thấp ở những người đang điều trị thuốc hạ huyết áp.
HIV/AIDS và các bệnh suy giảm miễn dịch khác: Dầu cá liều cao có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể, gây ra vấn đề với những người vốn đã có hệ miễn dịch yếu sẵn.
Cấy máy khử rung: Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều ở những bệnh nhân cấy máy khử rung. Để an toàn tốt nhất là nên tránh các chế phẩm dầu cá.
Polyp tuyến có tính gia đình: Dầu cá có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở những người bị căn bệnh này.
Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc tránh thai uống: Dầu cá giúp làm giảm nồng độ một loại mỡ máu là triglycerides. Thuốc tránh thai uống có thể làm giảm hiệu quả của dầu cá do làm giảm nồng độ của chất này trong máu.
- Thuốc điều trị cao huyết áp: Sử dụng dầu cá cùng với các thuốc điều trị cao huyết áp có thể khiến huyết áp giảm quá thấp. Ví dụ về các thuốc điều trị cao huyết áp gồm captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), losartan (Cozaar), valsartan (Diovan), diltiazem (Cardizem), Amlodipine (Norvasc), hydrochlorothiazide (HydroDiuril), furosemide (Lasix), và nhiều thuốc khác.
- Thuốc giảm cân: Thuốc Orlistat (Xenical, Alli) được dùng để giảm cân. Thuốc ngăn cản sự hấp thu chất béo từ ruột, do đó cũng có thể làm giảm hấp thu dầu cá khi uống cùng nhau. Để tránh điều này cần uống 2 thứ cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Thuốc chống đông máu: Dầu cá có thể làm máu khó đông. Sử dụng dầu cá cùng với các thuốc chống đông máu có thể làm tăng khả năng xuất huyết. Ví dụ về các thuốc làm máu chậm đông bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam), ibuprofen (Advil, Motrin, others), naproxen (Anaprox, Naprosyn), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, warfarin (Coumadin), và nhiều thuốc khác.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.