Vụ việc đơn giản…mất 18 năm giải quyết

Hình minh họa (Internet)
Hình minh họa (Internet)
(PLO) -Ông Nguyễn Văn Th, quê quán tại xã L, huyện P, tỉnh V, là anh con bác của liệt sĩ chống Mỹ Nguyễn Văn C, có bố là Nguyễn Văn X (mất năm 1951) và mẹ là Nguyễn Thị D (mất năm 1954). Liệt sĩ C là em út trong gia đình có ba anh em. Sau khi bố mẹ qua đời, ba anh em phải phiêu bạt mỗi người một phương. Năm 1955, người anh cả đi Tuyên Quang, người chị thứ hai ở với chị gái của ông Th và liệt sĩ C ở với ông Th.

Năm 1967, liệt sỹ C nhập ngũ và cùng năm đó đã đi chiến trường B, hy sinh năm 1969. Tại sổ quản lý danh sách quân nhân đi B của Bộ chỉ huy quân sự huyện P ghi liệt sĩ C sinh năm 1949, nhập ngũ tháng 3 năm 1967, đi B tháng 10/1967. Năm 1976, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh V báo tử liệt sĩ Nguyễn Văn C. Tại giấy báo tử số 883J, ngày 10/12/1976 ghi liệt sĩ C sinh năm 1942.

Ngay sau khi báo tử ông Th và gia đình đã khiếu nại về năm sinh của liệt sĩ C. Năm 1998, ông Th có đơn đề nghị công nhận người có công nuôi dưỡng liệt sĩ nhưng căn cứ vào năm sinh của liệt sĩ ghi trong giấy báo tử thì ông Th không được giải quyết.

Ông tiếp tục làm đơn khiếu nại nhiều lần đến nhiều nơi. Ngày 5/6/1999, ông Th được Phòng chính trị, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh V trả lời bằng một thư viết tay do Phó Chủ nhiệm chính trị ký và đóng dấu với nội dung: “Hồ sơ báo tử liệt sĩ Nguyễn Văn C từ năm 1976, do thời gian quá lâu không lưu trữ đủ. Vậy chúng tôi không có cơ sở để sửa lại năm sinh. Mong ông thông cảm”.

Năm 2001, sau khi thụ lý đơn của ông Th, Trung tâm TGPL đã tổ chức hội thảo với Ban chính sách, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh P, Phòng Thương binh, Liệt sĩ huyện P, Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh P, Phòng Hộ tịch, Sở Tư pháp đã xác nhận năm sinh của liệt sĩ C ghi năm 1942 tại giấy báo tử là không hợp lý và thống nhất phải làm thủ tục xác minh để có cơ sở cải chính giấy báo tử.

Sau khi xác minh tại xã L và UBND huyện V, giám định Giấy khai sinh tại Công an tỉnh, Viện khoa học hình sự Bộ Công an và nghiên cứu hồ sơ, giấy tờ do ông Th cung cấp, Trung tâm TGPL đã có kiến nghị số 71/KN-TGPL ngày 21/12/2001 gửi Ban chính sách, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh P, nhưng giấy báo tử của liệt sĩ C không được cải chính. Ông Th tiếp tục khiếu nại nhiều lần. Năm 2006, sau khi trao đổi với Ban chính sách, Trung tâm TGPL có kiến nghị lần thứ 2 số 92/KN-TGPL và trực tiếp bàn giao hồ sơ gốc cho Ban chính sách vào ngày 26/7/2006. Ban chính sách chấp nhận kiến nghị, đồng ý cải chính giấy báo tử.

Căn cứ kết quả xác minh và nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Trung tâm TGPL nhận thấy: Giấy báo tử số 883J, ngày 10/12/1976 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh P ghi liệt sĩ Nguyễn Văn C sinh năm 1942 là không đúng vì những lý do sau:

Thứ nhất, tại sổ theo dõi danh sách quân nhân đi chiến trường B của Bộ chỉ huy quân sự huyện L ghi Nguyễn Văn C sinh năm 1949 theo lời khai của liệt sĩ C.

Thứ hai, bà Nguyễn Thị Đ được xác định là sinh năm 1942. Do vậy, liệt sĩ C không thể sinh năm 1942 được.

Thứ ba, nếu liệt sĩ C sinh năm 1942, nhập ngũ năm 1967 ở độ tuổi 25 là không phù hợp với độ tuổi gọi thanh niên nhập ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự thời kỳ 1960-1970. Như vậy, xác định liệt sĩ C sinh năm 1950, nhập ngũ năm 1967 ở độ tuổi là hợp lý.

Thứ tư, bản chính giấy khai sinh của liệt sĩ Nguyễn Văn C do Ủy ban hành chính xã L cấp ngày 20/9/1950 tuy giám định không còn đọc được đầy đủ ngày tháng năm sinh bằng số nhưng phần ghi bằng chữ vẫn còn xác định được là sinh ngày 12/9/1950.

Từ những chứng cứ nêu trên, rõ ràng không có cơ sở nào để xác định liệt sĩ C sinh năm 1942. Sai sót này hoàn toàn thuộc về lỗi của phía cơ quan Bộ chỉ huy quân sự tỉnh P. Đây là một vụ việc giải quyết khiếu nại không phức tạp, việc thẩm tra, xác minh hồ sơ để có cơ sở cải chính giấy báo tử không khó khăn, nhưng vụ việc đã kéo dài quá nhiều năm không được giải quyết là không phù hợp với quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại của công dân, làm phức tạp tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh. Vụ việc sau khi có kiến nghị nhiều lần của Trung tâm không được giải quyết nhưng cũng không có văn bản trả lời là không phù hợp với quy định của pháp luật về TGPL.

Ngay sau khi nhận được công văn kiến nghị của Trung tâm, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã triệu tập cuộc họp để nghe đồng chí Chủ nhiệm và đồng chí Trưởng Ban chính sách giải trình nội dung công việc thuộc thẩm quyền của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh giải quyết trong đó có trách nhiệm của cơ quan thụ lý đơn và tham mưu cho lãnh đạo Bộ chỉ huy. Qua nghiên cứu một số giấy tờ, hồ sơ có liên quan và những căn cứ, kiến nghị của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh P. Bộ Chỉ huy quân sự đã giải quyết vụ việc như sau:

- Ra quyết định thu hồi lại giấy báo tử số 883J ngày 10/12/1976 của Bộ CHQS tỉnh P cấp vì giấy báo tử ghi nhầm năm sinh của liệt sĩ Nguyễn Văn C.

- Lập giấy báo tử mới để chuyển về gia đình thân nhân liệt sĩ Nguyễn Văn C với năm sinh của liệt sĩ là 1950.

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh giao cho Ban Chính sách phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện V làm việc cụ thể với thân nhân liệt sĩ và Sở LĐTBXH để làm các chế độ chính sách tiếp theo.

Vụ việc tưởng chừng đơn giản mà thành ra phức tạp, có những lúc tưởng chừng rơi vào quên lãng, nếu như không có sự xác minh kịp thời, sự kiên quyết theo đuổi vụ việc đến cùng của những người làm công tác TGPL, thì không biết đến bao giờ thân nhân của liệt sỹ mới được giải quyết chế độ.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.