Vì cái nghèo hai vợ chồng cùng vướng vào vòng lao lý!

( Hình ảnh minh họa )
( Hình ảnh minh họa )
(PLO) -Có những phiên tòa rất đông thân nhân bị cáo đến dự, thăm hỏi, động viên bị cáo cải tạo tốt, sớm về với gia đình. Nhưng cũng không ít phiên tòa diễn ra lặng lẽ như phiên tòa xét xử hai vợ chồng Giàng Thị S và Thào A T (đều trú tại huyện Mù Cang Chải). Phía sau cửa phòng xử án là những giọt nước mắt hối hận muộn màng.

Từ cái Nghèo…!

Sinh ra trên vùng quê nghèo khó, cuộc sống vất vả quanh năm, lại phải một mình nuôi con trong khi chồng vướng vòng lao lý, dường như đã vắt kiệt hết sức lực của chị. Cũng vì gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền và bổn phận của người vợ mà hằng ngày từ sáng sớm chị Giàng Thị S phải lên nương làm rẫy, lê la khắp đầu đường, góc chợ để chắt bóp từng đồng từ mớ rau, cây măng rừng…về đến nhà, chị lại bắt đầu làm việc gia đình đến tận khuya. Cứ thế, cuộc sống của chị cùng các con là một vòng quay tròn không điểm dừng và chẳng có hồi kết.

…đến vòng lao lý!

Cũng vì cái nghèo, vì những đứa con thơ và thiếu hiểu biết pháp luật lại nghe lời dỗ ngon, ngọt của Mùa Thị L, chị đã cùng Mùa Thị L đã đi mua hêrôin về đưa cho chồng là Thào A T đem đi bán, chỉ đến khi chồng bị công an bắt giữ cùng tang vật, chị mới biết mình phạm tội.

Vì đối tượng thuộc diện Trợ giúp pháp lý miễn phí, cơ quan cảnh sát điều tra đã liên hệ với Trung tâm Trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích cho vợ chồng chị. Tiếp xúc với Trợ giúp viên pháp lý chị kể : “Năm 2011,chồng chị là anh Thào A T bị tòa án nhân dân huyện Mù Cang Chải tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, bản án đã chính thức tách anh ra khỏi cộng đồng xã hội, tách anh với gia đình khiến cho cuộc sống của vợ anh là chị Giàng Thị S cùng hai đứa con thơ ngày càng vất vả.

Ngày chồng được trở về với gia đình có thêm người chung tay gánh vác chăm lo các con,những tưởng cuộc sống sẽ khá hơn nhưng chỉ vì quá nghèo và thiếu hiểu biết pháp luật, với suy nghĩ thay đổi số phận chị cùng Mùa Thị L đã đi mua hêrôin về đưa cho chồng là Thào A T đem đi bán và bị Công an bắt giữ cùng tang vật”

Sau khi được động viên, giải thích các căn cứ pháp luật liên quan đến hành vi phạm tội, chị đã hiểu và ân hận về những gì mình đã làm, chị nghẹn ngào nói:

“Đáng lẽ bố chúng nó vào tù, tôi phải cố gắng làm ăn để nuôi các con ăn học tới nơi tới chốn. Nhìn tương lai của các con mù mịt, tôi cảm thấy hối hận lắm. Nhưng đây cũng là cái giá mà vợ chồng tôi phải trả cho những tội lỗi của mình”.

Ngày đưa vợ chồng chị S ra tòa xét xử, nhìn cảnh hai vợ chồng và các con chị khiến bao người ái ngại. Trước vành móng ngựa, Giàng Thị S và anh Thào A T với gương mặt hốc hác đầy vẻ lo sợ luôn cúi gằm, giọng lí nhí thừa nhận mọi tội lỗi và mong Tòa lượng thứ, xem xét cho họ cơ hội làm lại cuộc đời.

Nhận mức án 20 năm tù dành cho Giàng Thị S và Thào A T về tội buôn bán trái phép chất ma túy họ đổ gục. Dưới phòng xử bà Hờ Thị C, mẹ anh Thào A T ngồi nép mình bên người thân, nước mắt lăn dài trên má. Bà chỉ lắp bắp được mấy câu trong nghẹn ngào : "Vợ chồng nó đi tù rồi, nó để lại hai đứa con cho bà. Rồi con chúng nó lớn lên sẽ thế nào?"

Chiếc xe thùng đặc chủng chở Giàng Thị S và Thào A T hướng về trại giam. Trên sân Tòa án đọng lại những tiếng khóc nghẹn của người mẹ còm cõi. Tương lai những đứa con thơ của họ sẽ ra sao khi thiếu đi sự chăm sóc, chỉ bảo của bố mẹ. Dường như những người tham dự phiên tòa đều chung suy nghĩ: Giá như họ đừng mê muội trước sự cám dỗ của đồng tiền tội lỗi./.

Tin cùng chuyên mục

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.