Nữ cán bộ thi hành án trên vùng đất gió Lào

Chị Đào Thị Nhung (trái), Bí thư Chi bộ Chi cục trưởng Chi cục THADS TX.Quảng Trị tại Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015-2020
Chị Đào Thị Nhung (trái), Bí thư Chi bộ Chi cục trưởng Chi cục THADS TX.Quảng Trị tại Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015-2020
(PLO) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, một trong những đơn vị làm tốt công tác thi hành án dân sự là Chi cục Thi hành án dân sự TX.Quảng Trị. Nói đến đơn vị này không thể không nhắc tới Chi cục trưởng Đào Thị Nhung, người truyền nhiệt huyết, lòng yêu nghề cho cán bộ, công chức trong cơ quan.
Kết hợp nhiều giải pháp
Năm 2004 chị Đào Thị Nhung được cấp trên bổ nhiệm làm Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TX.Quảng Trị. Năm 2008 là Phó Chi cục trưởng, đến năm 2010 chị được bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục THADS TX.Quảng Trị, đồng thời là Bí thư Chi bộ Chi cục cho đến nay.  Trong những năm qua, THADS TX.Quảng Trị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm liền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”.
Từ khi nhận nhiệm vụ là Chi cục trưởng Chi cục THADS TX.Quảng Trị, chị Nhung luôn xây dựng chương trình, kế hoạch công tác với những mục tiêu cụ thể, phân công nhiệm vụ đến từng cán bộ nhằm phát huy năng lực, trách nhiệm mỗi cá nhân đối với công việc được giao. Bản thân chị luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; duy trì họp giao ban, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở, kịp thời xử lý sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 
Với cương vị là chấp hành viên, chị được giao trực tiếp tổ chức thi hành các bản án và hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chị luôn nêu cao trách nhiệm trong công việc, tìm những giải pháp tốt nhất để giải quyết án nhanh gọn, triệt để, đúng pháp luật; cùng các thành viên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức THADS; phân loại án có điều kiện và không có điều kiện để có cơ sở giải quyết dứt điểm lượng án tồn đọng; tổ chức phát động các đợt cao điểm, tăng cường công tác THADS, thường xuyên bám sát cơ sở. 
Trong công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chị Nhung đã thực hiện đúng theo yêu cầu của cấp trên, đúng pháp luật, hạn chế thấp nhất việc khiếu nại vượt cấp, kéo dài và không để xảy ra tình trạng khiếu nại đông người trong lĩnh vực thi hành án.
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, công tác THADS ở địa bàn TX.Quảng Trị  thời gian qua đạt và vượt chỉ tiêu Cục THADS tỉnh Quảng Trị giao. Kết quả, từ năm 2010 đến năm 2015, tổng số việc đưa ra thi hành: 675 việc, trong đó án có điều kiện thi hành 645 việc, số việc thi hành xong 606 việc, đạt tỷ lệ (đã giải quyết xong/có điều kiện thi hành) 96%. 
Tổng số tiền phải thi hành 7.427.800.000đ, trong đó số tiền có điều kiện thi hành 5.362.074.000đ, số tiền thi hành xong: 2.430.095.000đ, đạt tỷ lệ (đã giải quyết xong/có điều kiện thi hành) 98%. Tuy số lượng án không nhiều nhưng có vụ nào thì Chi cục THADS TX.Quảng Trị giải quyết dứt điểm vụ đó, không để tồn đọng.
Công tác THADS là giai đoạn cuối cùng trong tố tụng, kỷ cương phép nước có được giữ nghiêm hay không, kết quả thi hành án đóng vai trò hết sức quan trọng, vì vậy chị Nhung luôn coi trọng công tác phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa cơ quan THADS, Viện kiểm sát, Công an, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác để thuận lợi trong việc giải quyết THADS. 
Đặc biệt là những vụ án phức tạp, có vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật hoặc các vụ việc mà đương sự có đủ điều kiện nhưng dây dưa, chây ỳ không chịu thi hành thì sự phối hợp liên ngành đã phát huy tác dụng. 
Các trường hợp trên đã giải quyết dứt điểm, các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận mà không phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Đối với đồng chí, đồng nghiệp và quần chúng nhân dân, chị Nhung luôn giữ vững phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt, giữ gìn đoàn kết nội bộ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
Làm thi hành án phải có trái tim nhân hậu
Trong suốt 21 năm gắn bó với ngành Tư pháp, chị đã chứng kiến rất nhiều cảnh đời, số phận khác nhau. Niềm vui có, nỗi buồn có nên chị đã thấu hiểu được phần nào nỗi khổ của những người dân xung quanh mình. Những câu chuyện chị kể đầy xúc động. 
Đáng nhớ nhất là vụ án của bà Nguyễn Thị Kiểu ở phường 2, TX.Quảng Trị phải trả cho bà Lê Thị Trị ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong 19 chỉ vàng. Lần đầu tiên đến nhà bà Kiểu (người phải thi hành án) để tống đạt quyết định và các văn bản giấy tờ liên quan đến việc thi hành án, bà Kiểu chửi thẳng vào mặt chị như tát nước, cương quyết không nhận các văn bản do chị tống đạt.
Chị đã kiên nhẫn, ôn tồn giải thích cho bà Kiểu hiểu trách nhiệm của các bên trong THADS. Bà Kiểu sau đó đã hiểu ra, đồng ý chấp nhận phương án trả nợ dần. Chị lấy giấy lập biên bản về sự thỏa thuận của hai bên. Sau đó bà Kiểu thực hiện đúng như cam kết. Vụ án kết thúc nhẹ nhàng. Đó là một trong nhiều câu chuyện mà chị đã giải quyết thành công. 
Những câu chuyện đó đều để lại cho chị những kỷ niệm và giúp chị rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình THADS, đặc biệt là bài học giáo dục, thuyết phục. Vì THADS là một nghề khô khan, luôn phải áp dụng những điều, khoản trong luật để giải thích cho người dân, mà từ ngữ chuyên biệt của pháp luật thì khó hiểu nên rất khó đi vào lòng người, thêm vào đó người dân hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. 
Vì vậy “Phương pháp giáo dục, thuyết phục đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác THADS. Nếu chấp hành viên, cán bộ làm công tác THADS biết vận dụng một cách mềm dẻo, khéo léo sẽ mang lại hiệu quả cao mà không cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế, hạn chế được sự tốn kém kinh phí nhà nước”, chị trải lòng. 
21 năm công tác trong lĩnh vực tư pháp, gần nửa đời người gắn bó với THADS, chị không quản ngại khó khăn, vất vả và luôn tâm niệm phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ mà ngành giao phó. 
Trong quá trình công tác, chị đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, chị cũng nghiệm ra rằng: “với những người làm công tác tư pháp, thực hiện đúng pháp luật, cương quyết, cứng rắn thôi chưa đủ mà còn phải có cái tâm, trái tim nhân hậu để thấu hiểu và thuyết phục họ thi hành bản án”. 
Bởi vậy, bên cạnh dùng kiến thức pháp luật, chị còn khéo léo vận dụng các phương pháp khác như giáo dục thuyết phục đối tượng. Và điều này đem lại hiệu quả cao trong công việc. Kinh nghiệm này chị không ngần ngại chia sẻ với đồng nghiệp.
Với khuôn mặt phúc hậu, giọng nói nhỏ nhẹ, cách trình bày vấn đề logic, thuyết phục, sự tận tâm trong công việc, luôn hết mình giúp đỡ những người xung quanh, nữ Chi cục trưởng đã tạo nên thiện cảm, sự ủng hộ, mến mộ không chỉ của các đồng nghiệp, đương sự mà ngay cả những người dân lần đầu tiếp xúc cũng thấy yên tâm, tin cậy. Chúc chị cùng Chi cục THADS TX.Quảng Trị tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả cao hơn nữa để góp phần ổn định an ninh chính trị trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng.

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.