Trả lại giá trị cho những chính sách nhân văn

Lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện Tân Yên (Bắc Giang) bàn bạc phương hướng khắc phục hậu quả trong công tác hội.
Lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện Tân Yên (Bắc Giang) bàn bạc phương hướng khắc phục hậu quả trong công tác hội.
(PLO) - Hơn chục năm qua, dù đã phát hiện nhiều thiếu khuyết trong chính sách ưu đãi người có công, phát hiện hàng vạn đối tượng trục lợi, thế nhưng những vấn đề tồn đọng vẫn chưa được giải quyết. Tình trạng này sẽ khó được giải quyết dứt điểm nếu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), các bộ, ngành chức năng và địa phương không quyết tâm mạnh mẽ, với những giải pháp đồng bộ.

Thanh tra… ra sai phạm

Cách đây ít lâu, dư luận xôn xao chuyện ông Vũ Ngọc Bổng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) không đi TNXP nhưng đã lo lót để trở thành hội viên, rồi được bầu làm lãnh đạo hội cơ sở, từ đó tiếp tục làm Trưởng Ban liên lạc truyền thống Đội TNXP phiên hiệu đơn vị N79-83.

Qua xem xét điều tra, lãnh đạo xã Hương Sơn đã tiến hành xác minh và thấy rằng ông Bổng đã không đưa ra được bất kỳ giấy tờ nào chứng minh. Nghiêm trọng hơn, qua kiểm tra phát hiện ông Bổng đã xác nhận, giúp cho nhiều người khác vào Hội Cựu TNXP Hương Sơn và hưởng chế độ. Điều đáng nói, bên cạnh ông Bổng còn có sự giúp đỡ của ông Lưu Xuân Lý (nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Hương Sơn) đã ký xác nhận cho không chỉ 87 cựu TNXP trong xã, mà còn “ký giúp” hơn 100 người ở các xã khác. 

Không phải đến bây giờ việc làm giả hồ sơ, giấy tờ mới được phát hiện xử lý. Với tính chất phức tạp của sự việc các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Bộ LĐTB&XH, Quân khu 1, từ năm 2014 đến nay đã kiểm tra, rà soát tại các huyện khác trên địa bàn và phát hiện nhiều đối tượng không có công nhưng hưởng sai chính sách và đình chỉ trợ cấp chế độ đối với hơn 800 trường hợp.

Ở một tỉnh ngay cạnh Bắc Giang là Bắc Ninh, tổng số trường hợp hưởng sai chính sách cũng lên tới hơn 1.000. Tìm hiểu tại xã Ngũ Thái (Thuận Thành) đến bây giờ người dân cũng chưa hết bức xúc vì các đường dây làm hồ sơ giả, có sự tiếp tay của không ít cán bộ làm chính sách. “Đầu trò” chính là ông Lê Tuấn Nghênh (thôn Cửu Yên) kết hợp với ông Lê Đình Thảo công tác tại Viện Quân y 110 (thành phố Bắc Ninh) lo lót cho 42 đối tượng khác nhằm hưởng sai chính sách, trong đó 40 người là thương binh giả, chỉ hai người là thương binh thật.

Đầu tháng 3/2014, Tòa án nhân dân Bắc Ninh đã mở phiên tòa xét xử vụ án làm giả hồ sơ thương binh đối với 40 bị cáo với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hội đồng xét xử tuyên phạt Lê Tuấn Nghênh 7 năm tù giam. Các bị cáo khác đều bị xử lý nghiêm khắc.

Làm việc với lãnh đạo Bộ LĐTB&XH, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra cho biết: hàng năm, thanh tra đều tiến hành kiểm tra và phát hiện những sai phạm đáng tiếc ở hầu hết các tỉnh, thành. Nhiều đường dây liên tỉnh, các đối tượng “cò mồi” còn bắt tay với cán bộ có trách nhiệm xác lập hồ, giám định y khoa để làm giả giấy tờ một cách tinh vi. 

Vì đâu nên nỗi?

Ngay từ năm 2009, nhiều ý kiến đã chỉ ra Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý và đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung. Thế nhưng đến nay, Cục Người có công, Thanh tra Bộ vẫn cho biết, hiện hệ thống văn bản vẫn chồng chéo, có một số điểm mâu thuẫn nhau. Mặt khác, một số quy định chưa sát thực tiễn khiến việc triển khai gặp khó khăn như chế độ đối với người hoạt động kháng chiến, hỗ trợ nhà ở, thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp. Rõ ràng công tác tham mưu, xây dựng chính sách hiện vẫn chưa được làm tốt.

Sâu hơn, trong quá trình xét công nhận cựu TNXP của các địa phương, căn cứ theo Quyết định 40/2011/QĐ-TTG của Chính phủ về chế độ đối với TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, việc lập hồ sơ dựa trên cơ sở người tham gia TNXP tự khai báo tên đơn vị và có hai người ở cùng đơn vị chứng nhận có lỗ hổng rất lớn. “Ngay từ các xã, việc kết nạp hội viên hết sức lỏng lẻo, chỉ cần hai người giới thiệu và làm chứng nhận là được. Trong thiết lập hồ sơ, UBND xã tin tưởng với đề xuất của các ban liên lạc và hội đồng chính sách xã, hồ sơ được ký rất dễ. Hồ sơ tiếp tục được gửi lên cấp cao hơn. Con đường đó khiến các đối tượng “lách luật” nhằm hưởng chính sách ưu đãi rất dễ dàng...”, ông Nguyễn Kim Triều - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Bắc Ninh cho biết.

Ngoài kẽ hở của chính sách, tình trạng làm giả hồ sơ, thiếu tính minh bạch trong xác định tình trạng thương tật, chứng bệnh… từ các đơn vị cũng diễn ra phổ biến. Nhiều cán bộ chỉ ra: ngành LĐ- TB&XH chỉ thực hiện chi trả chế độ, không có chức năng xác lập hồ sơ. Đây là trách nhiệm từ cấp xã, huyện, cao hơn là tỉnh đội, quân khu xác lập, song do sự “hấp dẫn” của đồng tiền, nhiều hồ sơ giả đã được xử lý trót lọt.

Không để lợi dụng ngân sách

Ngành LĐTB&XH thống kê còn tới hơn 4.400 hồ sơ tồn đọng chờ giải quyết chính sách. Thế nhưng, nghịch lý lại xảy ra hàng nghìn đối tượng hưởng sai chính sách, với hàng trăm tỷ đồng, gây thâm hụt ngân sách nhà nước.

Nếu công tác tham mưu, xây dựng chính sách được tốt và mau chóng khắc phục nhược điểm thì đã giảm thiểu sai phạm. Không ít chuyên gia cho rằng, thực tế đang đặt lên vai những người làm chính sách trách nhiệm nặng nề, bởi ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính tư tưởng, tình cảm và xã hội sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc, mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đúng như lời Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung: “Chúng ta cần vào cuộc quyết liệt để giải quyết căn bản vấn đề hồ sơ tồn đọng, không để nợ người dân câu trả lời, không để người dân chờ đợi bao năm chỉ vì những vướng mắc về cơ chế xử lý hồ sơ”.

Nói thì như vậy, song trước hết, theo lãnh đạo Thanh tra Bộ và Cục Người có công, cần sớm điểu chỉnh những điều chưa hợp lý của chính sách, quy định rõ hơn trách nhiệm của các đơn vị và trách nhiệm thu hồi tiền chính sách đã bị trục lợi. Một trong những nỗ lực của cơ quan thực thi, là ngày 20/3/2017, Bộ LĐ-TB&XH đã có Quyết định số 408/QĐ- Bộ LĐTB&XH, ban hành Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công. Quy trình quy định rõ trách nhiệm của các cấp trong thẩm định, xét duyệt hồ sơ.

Song vẫn còn nhiều ý kiến địa phương đề xuất như trong việc xác nhận người có công bị nhiễm chất độc hóa học, cần phải giới hạn nhóm bệnh trong giám định, bởi có lúc chỉ cần xác định tiểu đường, hay viêm thần kinh ngoại biên cũng có thể trở thành đối tượng hưởng chính sách. 

Ông Dương Văn Huệ - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Thanh Hóa kiến nghị: “Tôi mong muốn việc xác minh bệnh tật, nên tập trung vào bệnh ung thư, vô sinh và sinh con khuyết tật, đó là những chứng cứ sinh động để giải quyết chế độ”.

Còn ông Đào Ngọc Lợi - Phó Cục trưởng Cục Người có công và bà Ngô Thục Phượng - Trưởng Phòng Người có công Sở LĐTB&XH Vĩnh Phúc đồng quan điểm: “Ngành LĐTB&XH không xác lập hồ sơ, mà từ cấp xã, huyện, cao hơn là tỉnh đội, các quân khu xác lập. Việc xác lập cần phải được làm công khai, minh bạch và trước hết là công tâm, tránh biến không thành có”.

Một trong những nhiệm của của ngành là năm 2017, cần xác minh để người xứng đáng thì được hưởng, không có công thì phải đình chỉ. Song qua làm việc với các cơ quan chức năng, việc thu hồi tiền đã chi hỗ trợ cho các đối tượng trục lợi quả là việc khó khăn, bởi khi chi cho đối tượng mỗi tháng vài trăm nghìn đồng, nay thu lại một lúc vài chục triệu đến hơn 100 triệu là điều không đơn giản. Nhiều địa phương đang “vướng”, bởi đối tượng là người nghèo, thu nhập thấp không có khả năng trả lại và xin nới rộng thời gian thu hồi.

Một trong những giải pháp khá quan trọng, như không ít chuyên gia và cán bộ ngành kiến nghị nên xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm, tiếp tay cho các đối tượng trục lợi, đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu đúng về chính sách, nêu cao lòng tự trọng, không khai man trục lợi, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân.

Ông Nguyễn Hữu Quất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Kết luận 115, kiến nghị: “Nên quy định khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho các đối tượng đang hưởng chế độ thương tật để làm căn cứ cho khám giám định lại thương tật; Nghiên cứu bổ sung quy định về trách nhiệm của các cấp trong lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ trong xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.