Nỗi buồn 'hiệp sỹ' bắt cướp

Hiệp sĩ Bình trong một chuyến du lịch.
Hiệp sĩ Bình trong một chuyến du lịch.
(PLO) -“Làm việc tốt thì không cần báo đáp thế nhưng nhiều nạn nhân rất dửng dưng khi được giúp hoặc nhiều người dân chỉ đứng nhìn chứ không giúp các “hiệp sĩ” bắt cướp... Điều đó rất đáng buồn và cũng phần nào khiến những tên cướp giật không biết sợ mà tiếp tục phạm pháp”, “Hiệp sĩ” Lê Quang Bình (SN 1991, ngụ quận Tân Phú) chia sẻ.

Bắt cướp vì cái tâm

Từ nhỏ Bình đã mong muốn được hành hiệp trượng nghĩa bởi khu vực Bình sinh sống rất bất ổn về an ninh trật tự. Đã nhiều lần trên đường đi học, Bình chứng kiến cảnh những tên cướp giật giỏ xách, dây chuyền của nạn nhân rồi lạng lách, đánh võng chạy mất.

Các nạn nhân có người ngã xe bị thương nặng, người nào may mắn lành lặn cũng hốt hoảng, sợ hãi. Điều đáng nói là những hành động cướp giật của bọn lưu manh diễn ra ngay trước mắt Bình. Có những tên cướp táo tợn khi giật đồ lần 1 không thành còn quay lại giật lần nữa đến khi đạt được mục đích.

Nhìn những nạn nhân đau đớn vì tai nạn, gào khóc khản cổ không ai giúp bắt những cướp khiến Bình rất bất bình. Những lúc như vậy, Bình chỉ mong có thể bắt được thủ phạm, trả lại tài sản cho người bị hại... Tuy nhiên, do tuổi còn nhỏ nên Bình lực bất tòng tâm. 

Ý nghĩ trở thành 1 người có thể giúp đỡ người khác cứ nhen nhóm trong Bình. Năm Bình lên lớp 10, qua sách báo, Bình tìm đến “hiệp sĩ” đường phố Nguyễn Văn Minh Tiến. “Hiệp sĩ” Tiến nổi tiếng với những pha bắt cướp ngoạn mục trên đường phố, anh đã giúp đỡ rất nhiều người và khiến không ít kẻ gây án phải “xộ khám”. 

Bình tìm đến “hiệp sĩ” Tiến xin đi theo với mong muốn bằng sức của mình có thể giúp đỡ được càng nhiều người càng tốt. Thời gian đó, Bình vẫn còn là học sinh cấp 3, anh chỉ đi theo phụ giúp. Tuy nhiên gia đình đã hướng anh theo một con đường khác. Lên lớp 12, Bình không tiếp tục cùng các “hiệp sĩ” khác truy, bắt tội phạm cướp giật nữa.

Những tưởng Bình sẽ an phận sống 1 cuộc sống bình thường với công việc ổn định và quên đi ước mơ từ thời cắp sách tới trường. Tuy nhiên, năm 2011 có một sự việc xảy ra đã đưa Bình trở lại con đường làm “hiệp sĩ”. 

Hôm đó, Bình đi chơi với một người bạn, người này vô tình bị bọn cướp giật mất điện thoại, đúng lúc đó một “hiệp sĩ” anh quen từ hồi học sinh đã truy đuổi và lấy lại chiếc điện thoại cho bạn của Bình. Được người quen cũ giúp đỡ, Bình rất phấn chấn và quyết định tham gia nhóm săn bắt cướp mà người bạn của anh đang làm đội trưởng.

Ngày quay lại của Bình, anh gặp rất nhiều những “hiệp sĩ” trẻ khác trong nhóm, các thành viên đều ứng dụng những công nghệ mới khi bắt cướp nhằm củng cố chứng cứ giúp cơ quan chức năng trấn áp tội phạm. Tính đến nay, cá nhân Bình đã tham gia và bắt giữ khoảng 40 vụ cướp giật. 

Về phía gia đình, khi biết Bình tham gia công việc “vác tù và hàng tổng” đầy nguy hiểm này ai nấy đều ngăn cản. Mẹ Bình đã nhiều lần nói chuyện riêng với Bình: “Tại sao con lại làm việc này, cướp nó giật ai thì giật, đâu ảnh hưởng tới mình. Con làm vậy, nó biết rồi nó trả thù con thì sao?”. 

Một số bằng khen mà Bình được khen tặng

Một số bằng khen mà Bình được khen tặng

Biết mẹ thương mình nên mới nói vậy, nhưng Bình cũng có cái lý của mình, anh nói với mẹ: “Tại sao mình làm việc tốt mà mình lại phải sợ?”. “Nhưng đó là việc của Công an”, mẹ Bình tiếp. “Con làm thế vì cái tâm, thấy cảnh người ta bị cướp con không bỏ đi được, không thể nào thấy cái ác lộng hành như vậy được”... 

Trước ánh mắt cương quyết của con trai, người mẹ biết không thể nào ngăn cản con của mình làm việc tốt được, bà chỉ biết đặt niềm tin vào con trai của mình. Tuy nhiên, nỗi lo lắng của người mẹ không bao giờ nguôi, chỉ là bây giờ không còn phản đối con gay gắt như trước nữa.

Chút buồn nghề “hiệp sĩ”

Trong suốt thời gian làm “hiệp sĩ” bắt cướp, Bình đã tham gia nhiều vụ truy đuổi, bắt cướp cùng với các thành viên trong nhóm của mình. Tuy nhiên có một câu chuyện vừa vui vừa buồn mà chắc anh sẽ chẳng thể nào quên được, đó là việc anh và đồng đội mải bắt cướp đến khi quay lại chiếc xe của anh đã “không cánh mà bay”.

Chuyện đó xảy ra vào chiều tối 12/9/2011, nhóm của Bình gồm 3 người trong đó có cả “hiệp sĩ” Minh Tiến đang đi trên đường khu vực quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh thì phát hiện 2 thanh niên "to con" đi chung một máy có biểu hiện khả nghi nên bí mật bám theo. 

Một lúc sau, 2 thanh niên dừng xe trước một căn nhà trong hẻm, căn nhà chỉ khép cửa hờ. Tên ngồi sau liền lẻn vào, dùng đoản bẻ khóa chiếc xe máy trong căn nhà này rồi lái xe chạy trốn.

Phát hiện đối tượng có hành vi trộm cắp và bỏ chạy, cả 3 “hiệp sĩ” rồ ga đuổi theo thì bị đồng bọn của tên trộm vừa cản đường, vừa dùng dây xích tấn công nhóm “hiệp sĩ” một cách quyết liệt nhưng các “hiệp sĩ” vẫn quyết truy đuổi. Khi đến ngã tư Độc Lập – Nguyễn Xuân Khoát (phường Tân Thành, quận Tân Phú), “hiệp sĩ” Minh Tiến đạp ngã chiếc xe vừa bị trộm, tên trộm ngã xuống đường nhưng hắn mau chân lên xe đồng bọn đang chạy theo tiếp tục chạy trốn.

Một trong 3 người ở lại giữ xe tang vật, còn “hiệp sĩ” Tiến và Bình tiếp tục truy đuổi 2 tên trộm. Khi vào một con hẻm, 2 tên tộm dừng lại, dùng dây xích tấn công làm “hiệp sĩ” Tiến ngã xe. Thấy đồng đội bị 2 tên trộm tấn công, Bình đã dũng cảm lao thẳng xe máy của mình vào xe 2 tên trộm nhưng do đường trơn làm Bình bị trượt ngã. 

Lợi dụng cơ hội này, 2 tên trộm nhảy lên chiếc xe còn lại chạy ngược ra đường lớn. Ngay sau đó anh Tiến nhảy lên xe của Bình để tiếp tục truy đuổi. Ra đường lớn, anh Tiến túm được áo của tên ngồi sau và giật ngược làm tên này ngã xuống đường.

Tên ngồi trước tăng ga bỏ mặc đồng bọn. Do tên bị ngã cầm dây xích chống trả quyết liệt nên phải mất gần 15 phút anh Tiến mới giật được dây xích của tên trộm và đuổi theo khống chế hắn. 

Anh Bình phải lo giữ xe cho anh Tiến để lại. Khi anh Tiến trói và áp giải tên trộm quay trở ra thì đã không thấy chiếc xe máy của anh Bình đâu nữa. Một số người chứng kiến cho biết lúc đó, thấy một thanh niên đến lấy xe máy chạy đi nhưng họ nghĩ là đồng đội của nhóm “hiệp sĩ” nên không phản ứng. 

Điều đáng buồn trong vụ này là lúc các “hiệp sĩ” chống trả với tên tội phạm hung hãn nhưng không một ai dám xông vào hỗ trợ “hiệp sĩ” và cũng không người nào “để mắt” giúp chiếc xe của các anh. Thế nhưng sau khi tên trộm bị anh Tiến khống chế, nhiều người lại thể hiện lòng “dũng cảm” bằng cách lao vào đấm, đá “hôi” tên trộm. 

Một vụ khác mà anh Bình tham gia gần đây, đó là vụ 2 cô gái bị giật giỏ xách ở khu công nghiệp Tân Bình. Nhóm của anh Bình đã theo dõi và phát hiện 2 đối tượng gây án sau đó truy bắt thành công. Tuy nhiên khi mời bị hại cùng với đối tượng cướp giật về công an phường thì 2 cô gái không chịu về và nói: “mấy anh làm gì là việc của mấy anh”. 

Không thuyết phục được nạn nhân, nhóm “hiệp sĩ” mời công an tới nhưng kể cả khi công an tới 2 cô gái này vẫn giữ thái độ đó: “Thà bị mất giỏ xách chứ không về công an phường khai báo”. Những trường hợp như kể trên khiến anh Bình và các đồng đội rất buồn. Vì điều đó vô tình khiến cho những tên cướp vin vào đó mà lộng hành không sợ sệt.

Hiện nay, Bình đang làm trong ngành hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất. Chàng trai trẻ ngoài sở thích “săn bắt cướp” còn rất thích đi du lịch đây đó với bạn bè. Anh yêu thích cả công việc hiện tại lẫn niềm đam mê từ nhỏ của mình nên sẽ tiếp tục theo đuổi những điều đó. 

“Nghề nào cũng vậy, có buồn, có vui. Tuy nhiên trong việc bắt cướp, mình và các anh em trong nhóm làm vì cái tâm mình nên cũng muốn người dân khi thấy cảnh người gặp nạn hoặc bị kẻ gian hiếp đáp hãy ra tay giúp đỡ. Đặc biệt là hãy cảnh giác khi ra đường, tránh để tài sản có giá trị một cách hớ hênh mà rơi vào tầm ngắm của kẻ cướp, đó cũng là một cách phòng chống tội phạm hiệu quả” - “hiệp sĩ” Bình chia sẻ. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.