Nỗ lực “cứu” Thành Nhà Hồ

Bức tường thành phía Đông Bắc sụt lún, sạt lở
Bức tường thành phía Đông Bắc sụt lún, sạt lở
(PLO) - Do tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như nắng nóng, mưa nhiều, nhất là lũ lụt thường xuyên, tình trạng biến đổi khí hậu, bão kèm theo gió mạnh, lốc xoáy hàng năm nên Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới liên tiếp xảy ra nứt vỡ, sạt lở nghiêm trọng. 

Ngoài 92.500 USD chung tay “cứu” di sản thế giới của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ còn có nhiều việc phải làm.

Khối đá 200kg bị vỡ, bức tường 600 tuổi bị sạt lở

Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới có cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ với những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây là một kinh thành của Việt Nam vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, nơi các tầng văn hóa nối tiếp nhau trong lòng đất, lưu giữ các dấu tích cung điện, đền đài, đường sá.

Di sản còn thể hiện rõ sự giao thoa trao đổi các giá trị nhân văn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Thành Nhà Hồ còn là một ví dụ nổi bật về một loại công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá lớn, biểu hiện sự sáng tạo kỹ thuật tài tình được coi là hiện tượng đột khởi trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách của Việt Nam và khu vực.

Nhưng do tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như nắng nóng, mưa nhiều, nhất là lũ lụt thường xuyên, tình trạng biến đổi khí hậu, bão kèm theo gió mạnh, lốc xoáy hàng năm nên kiến trúc cổ này luôn đứng trước nguy cơ gặp nguy hiểm bởi sự tàn phá của tự nhiên.

Vừa qua, di tích cổng Nam đã bị mất phần kiến trúc như vọng lâu, các cánh cổng cũng như tình trạng sụt vỡ các khối đá tạo vòm. Khối đá nứt vỡ có trọng lượng khoảng 200kg, đã vỡ và tụt xuống tạo thành khe hở khoảng 5cm. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng và có nguy cơ khiến viên đá bị tụt khỏi vòm cuốn, ảnh hưởng kết cấu vòm. 

Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 10 năm 2017 và tác động của thời gian đã làm sạt lở một đoạn tường thành 600 tuổi tại vị trí phía Đông Bắc (cách cổng Bắc 200m) của Thành Nhà Hồ, thuộc địa phận xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc. Một khối lượng lớn đất đá từ tường thành của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đã bị sạt lở xuống, chắn ngang con đường bê tông cạnh chân thành. Đoạn sạt lở có chiều dài 6,9m, cao 4m, với 54 khối đá, khối lượng đất đá sạt lở ước tính khoảng 20m3.

Khối đá nứt vỡ có trọng lượng khoảng 200kg đã vỡ và tụt xuống tạo thành khe hở khoảng 5cm
Khối đá nứt vỡ có trọng lượng khoảng 200kg đã vỡ và tụt xuống tạo thành khe hở khoảng 5cm

Ngoài ra, nhiều vị trí của đoạn tường thành phía Đông Bắc còn bị xô nghiêng ra phía ngoài, có nguy cơ sạt lở cao. Sau khi phát hiện sự việc trên, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã căng dây, đặt biển cảnh báo, hướng dẫn du khách và nhân dân địa phương không đi lại qua khu vực sạt lở.

92.500 USD  “cứu” di sản thế giới

Để “cứu” di sản thế giới, cuối tháng 9 vừa qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã quyết định trích 92.500 USD từ nguồn Quỹ Bảo tồn văn hóa, tài trợ kinh phí cho Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ trong việc sửa chữa khẩn cấp mái vòm cổng phía Nam của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ tọa lạc trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa).

Dự án “Bảo tồn, tu sửa khẩn cấp mái vòm cổng Nam di sản Thành Nhà Hồ” sẽ được tiến hành trong thời gian 9 tháng, bắt đầu từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2019 với 4 mục tiêu chính: tu sửa cấp thiết, bảo tồn cấu trúc mái vòm cổng thành phía Nam; loại bỏ sự xâm hại, tác động của các loài thực vật, rêu mốc, địa y, muối lên tường cổng thành phía Nam của Thành Nhà Hồ, đảm bảo tính toàn vẹn, mỹ quan của di sản; nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý di sản và người dân trong vùng trong công tác bảo tồn di sản; phát huy giá trị di sản vì cổng chính của Thành là điểm dừng chân đầu tiên của du khách.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ - ông Đỗ Quang Trọng cho biết: “Để thực hiện Dự án này, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ mời chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn di tích, nhất là di tích xây dựng bằng đá, bảo tồn bề mặt đá để trực tiếp nghiên cứu, bảo tồn và triển khai thực hiện, bảo đảm việc tu sửa an toàn, bảo lưu giá trị nguyên gốc cùng tiến độ đề ra”.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cam kết sẽ tiến hành việc sửa chữa đảm bảo đúng kỹ thuật và tiến độ thi công. Việc sửa chữa khẩn cấp mái vòm cổng phía Nam Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ là rất cần thiết, để không gây nguy hại đến kiến trúc và tạo sự an tâm cho du khách tham quan.

Trước đó, Sở VHTT&DL Thanh Hóa đã đề nghị Bộ VHTT&DL, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO Hà Nội kêu gọi các tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm để hỗ trợ, giúp tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu về kết cấu, địa chất của khu vực Thành nội để đưa ra các giải pháp, kế hoạch chống sụt lún, bảo tồn, tu bổ, phục hồi các đoạn tường thành của Di sản một cách bền vững, lâu dài.

 Theo các nhà chuyên môn, hiện yêu cầu đặt ra là phải khảo sát để bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và tăng cường tìm hiểu, nghiên cứu những tư liệu khoa học về di sản chứ không phục hồi nguyên trạng. Cần ngay lúc này là các cơ quan chức năng tìm xem người xưa đã làm thế nào để có được Di sản này rồi từ việc có căn cứ khoa học sẽ tính xem giải quyết việc sụt, lún đó.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.