Những điều chưa kể về Dinh I Đà Lạt

Dinh I sau khi được trùng tu.
Dinh I sau khi được trùng tu.
(PLO) -Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt đầu tư 700 tỷ đồng để nâng cấp, trùng tu Dinh I. Đây là một chứng tích lịch sử của “thành phố hoa” Đà Lạt bị bỏ hoang đã nhiều năm nay...
Ngược dòng lịch sử
Theo con đường Trần Hưng Đạo rợp bóng thông và mai anh đào mát rượi, đến ngã ba Trại Hầm rẽ phải, đi vào đường Trần Quang Diệu (phường 10, Đà Lạt) du khách sẽ bắt gặp Dinh I xinh đẹp ẩn hiện giữa hai hàng cây bạch dương xinh xắn, xung quanh được bao bọc bởi thông và hoa. Nơi đây từng là “Tổng hành dinh” của Quốc trưởng Bảo Đại và cũng là “Dinh thự mùa hè” của Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Ngô Đình Diệm. 
Lịch sử hé mở, năm 1949 với khát vọng biến Đà Lạt thành “Hoàng triều cương thổ”, Quốc trưởng Bảo Đại quyết định bỏ ra 500.000 đồng tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự xinh đẹp này của một chủ trang trại người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây dựng từ năm 1940 trong khuôn viên rộng hơn 60ha, đồng thời cho sửa sang lại toàn bộ ngôi dinh nhằm có nơi làm việc cho các quan chức triều Nguyễn.
Trước đó, khi Nhật đảo chính Pháp năm 1945, một đường hầm bí mật được lính Nhật đào từ Dinh I thông đến tận Dinh II (Dinh Toàn quyền Decoux) dài hơn 3km, băng qua Sở Điện, tẻ nhánh vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 nằm trên đường Paul Doumer (nay là đường  Trần Hưng Đạo) ra đến tận đường Yên Thế nhằm bắt sống các quan chức người Pháp trong các biệt thự. Do không biết lính Nhật đào đường hầm bí mật từ bao giờ nên khi biến cố “Nhật đảo chính” xảy ra thì các quan chức người Pháp ở đây hoàn toàn bất ngờ, chỉ còn nước “đê đầu thúc thủ”.
Trong một lần cung cấp tư liệu giúp tôi hoàn thành tập sách song ngữ  Việt - Anh  “Bí mật thành phố hoa Đà Lạt” (The Secrets of Flower City of Dalat, xuất bản năm 2000), cụ Nguyễn Đức Hòa - một người hầu cận thân tín của Cựu hoàng Bảo Đại và mấy đời “nguyên thủ quốc gia” của chế độ Sài Gòn (nay đã quá cố) kể: “Khi về Dinh ni, tui và một số người đã phát hiện ra đường hầm bí mật. Trong đường hầm có rất nhiều dơi. Buổi trưa tui và ông Nguyễn Hằng thường vào soi đèn pin bắt dơi nướng ăn. Nhưng Cựu hoàng căn dặn tuyệt đối không được cho ai biết !”.
Dinh I bị bỏ hoang phế
 Dinh I bị bỏ hoang phế
Năm 1956, sau khi “hất cẳng” Bảo Đại, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đăng quang Tổng thống Đệ nhất VNCH liền ký ngay Sắc lệnh số 06 tịch thu toàn bộ tài sản của Bảo Đại và hoàng thân quốc thích. Đến cuối năm 1958, việc tịch thu tài sản mới xong. Dinh I được dành riêng cho Tổng thống. Dinh II trước đây của Toàn quyền Decoux được giao cho vợ chồng cố vấn Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân dùng làm “Dinh thự mùa hè”; còn Dinh III - Biệt điện Bảo Đại thì dành tiếp các quan khách cấp cao của Tổng thống mỗi khi có dịp viếng thăm và làm việc tại Đà Lạt. 
Khi ấy, cụ Hòa vẫn được trọng dụng phục vụ Ngô Tổng thống tại Dinh I nên biết rất rõ việc xây dựng đường hầm bí mật trong ngôi dinh này. Cụ Hòa kể: “Sau khi Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc lập, Tổng thống Diệm hoảng quá liền cho gọi nhà thầu Phan Xứng ở Đà Lạt đến, ra lệnh đổ bê tông xây lại đường hầm kiên cố để có thể thoát thân khi chẳng may xảy ra “đảo chính”. 
Đường hầm bí mật được thiết kế từ tầng hai của Dinh, có tam cấp đi xuống phòng làm việc, phòng khách ra đến tận sân sau để đến bãi đáp trực thăng. Để xây dựng đường hầm bí mật, người ta đã huy động hơn 20 thợ hồ, thợ sắt lành nghề đến làm việc và ăn ở tại chỗ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Việc thi công đường hầm bí mật này kéo dài ròng rã 2 năm mới xong. 
Năm 1960, chẳng may một số nơi trong đường hầm bị rạn nứt phải làm lại. Ngô Tổng thống thường dặn dò cụ Hòa là người biết rõ nhất về đường hầm bí mật này: “Muốn còn chỗ đội nón thì phải “ba không”: Không thấy, không nghe, không biết hỉ!”. Cứ mỗi lần nhận điện từ Sài Gòn: “Cụ sắp lên”, cụ Hòa lại phải hì hục lau chùi đường hầm suốt mấy ngày đêm. Khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến dinh, công việc đầu tiên của Ngô Tổng thống là xuống kiểm tra an toàn của đường hầm bí mật. 
Thăng trầm
Sau ngày miền Nam giải phóng năm 1975, Dinh I được giao về cho Tỉnh đội Lâm Đồng quản lý.  Đến năm 1995, ngôi dinh được bàn giao cho Công ty Du lịch Lâm Đồng nhằm liên doanh với nước ngoài khai thác kinh doanh du lịch. Lúc ấy, tôi là một trong số ít nhà báo may mắn được anh Võ Linh - Giám đốc Công ty (đã qua đời) cho vào đường hầm bí mật của ngôi dinh để chụp ảnh. Trước mắt tôi là một dinh thự cổ kính ẩn chứa nhiều điều bí mật. 
Tác giả trao đổi với cụ Nguyễn Đức Hòa.
Tác giả trao đổi với cụ Nguyễn Đức Hòa. 
Để đảm bảo an toàn, Ngô Tổng thống đã cho xây lối vào đường hầm ngay cạnh đầu giường trong phòng ngủ của ông ta. Phía trước được ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đẩy nhẹ sang một bên là có thể bước vào cửa sắt dẫn xuống đường hầm. Nếu đi từ phía toilette thì chỉ cần đẩy êm bức vách là có thể bước ngay vào miệng đường hầm bí mật. Phía dưới đường hầm được xây dựng bê tông cốt thép khá chắc chắn, cao gần 2m, rộng 1,5m, có ngách để làm 3 phòng: Phòng làm việc và nghỉ ngơi của Tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bảo vệ. Có máy phát điện liên tục 24/24h và toàn bộ được điều khiển tự động. 
Việc bảo vệ Dinh Tổng thống được một lực lượng bảo an và mật vụ hùng hậu luân phiên canh gác cẩn mật. Tuy nhiên, có một nghi vấn đau lòng: Sau khi xây dựng xong đường hầm bí mật nói trên, toàn bộ số công nhân tham gia xây dựng không còn được trở về với gia đình của họ nữa! Để đảm bảo tuyệt đối bí mật, Ngô Đình Diệm đã “mật lệnh” thủ tiêu toàn bộ số công nhân này. Tôi hỏi cụ Hòa có biết việc này không? Với vẻ mặt thật buồn, cụ bảo: “Tui cũng nghe nói rứa, nhưng thực hư không biết răng mô!”.
Sau một thời gian dài liên doanh với nước ngoài khai thác kinh doanh du lịch không hiệu quả, Dinh I bị đóng cửa, bỏ hoang nên xuống cấp một cách thảm hại. Đến cuối năm 2014, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định cho Công ty Cổ phần Hoàn Cầu đầu tư sửa chữa ngôi dinh nhằm khai thác kinh doanh du lịch. Công ty đã bỏ ra 100 tỷ đồng tiến hành tu sửa, khôi phục lại hiện trạng kiến trúc ban đầu và mở cửa đón khách du lịch. 
Tháng 6/2015, chính quyền địa phương chính thức chấp thuận cho Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt đầu tư thêm 700 tỷ đồng để nâng cấp, trùng tu Dinh I  thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Theo đó, dự án có diện tích gần 182.000m2, ngoài việc nâng cấp các hạng mục gồm tòa nhà Dinh 1, các biệt thự, khu nhà đón tiếp và khuôn viên, còn được xây dựng thêm khu nghỉ dưỡng cao cấp trên diện tích rừng cảnh quan với khách sạn từ 150-200 phòng, khu nhà hàng - hội nghị từ 500-800 chỗ, 27 căn biệt thự các loại.
Hôm nay, đến thăm Dinh I, du khách trong và ngoài nước có thể mường tượng lại một thời kỳ hoàng kim của Quốc trưởng Bảo Đại, Đệ nhất Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm đã lùi sâu vào dĩ vãng khó quên./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.