Nghe nhân chứng và bị hại thuật lại quá trình giải thoát cháu bé ở Hưng Yên

Chồng bà Phức kể cho PV nghe.
Chồng bà Phức kể cho PV nghe.
(PLO) - Bé Ph. khẳng định bé thường bị nhốt vào trong nhà, chỉ được ăn cơm với muối trắng mỗi khi sư thầy đi vắng. Không những vậy, bé Ph. còn cho biết mình thường xuyên bị đói, bị đánh đập…

Bé gái bất hạnh

Bé Nguyễn Thị Ph. (SN 2005) sinh ra trong một gia đình có 5 chị em gái, nghèo khó ở Sơn La. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ Ph. đưa nhau về Hải Phòng sinh sống. Khi được 2 tuổi, bé Ph. được thầy Thích Diệu Tĩnh – Trụ trì chùa Thiện Tâm (xã Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên) nhận về nuôi.

Tại đây, bé Ph. được thầy Tĩnh nuôi ăn ở, cho đi học. Khi học đến lớp 4, không hiểu vì lí do gì, Ph. chỉ học vài tháng rồi bất ngờ nghỉ học. Năm 2015, bé Ph. mới lại tiếp tục đi học trở lại và đang theo học tại lớp 4 trường Tiểu học Giai Phạm. Nhìn Ph. ai cũng nghĩ sau những bất hạnh phải xa gia đình, cha mẹ, bé Ph. sẽ có một tương lai tươi sáng.

Nhưng không, khoảng vài tháng trở lại đây, một số người dân nơi đây thấy trên người bé Ph. xuất hiện một vài vết thương. Theo lời kể của anh Bốn – sống gần chùa Thiện Tâm, cách đây vài tháng, anh thấy bé Ph. có vết thương chảy máu trên đầu, quần bẩn hết. 
Thấy vậy, anh Bốn bế bé Ph. vào bảo sư thầy tắm cho bé để anh đưa đi rửa vết thương. Khi anh Bốn về nhà lấy xe lên đưa bé Ph. đi thì sư Tĩnh nói nhà chùa xử lý được cho bé Ph.
Bé Ph. tại gia đình nhà bà Phức.
 Bé Ph. tại gia đình nhà bà Phức.

Nhưng càng ngày, anh Bốn càng thấy trên người bé Ph. xuất hiện nhiều vết thương hơn. Xót xa cho bé, anh Bốn còn nói “nếu cháu bị đánh thì không phải chạy đi đâu, cứ chạy qua nhà chú, chú sẽ bảo vệ cháu”.

Không chỉ anh Bốn, một người dân khác (xin được giấu tên) cho biết: “Sư thầy dìm Ph. đến cổ, lúc ấy trời hây hây rét. Tôi ra bảo “sao thầy dìm nó thế”, thầy nói “cảnh cáo cho nó chừa”. Tôi hỏi nó bị lỗi gì thì sư thầy không nói gì và lôi Ph. vào trong nhà”.  

Tiếp lời nhân chứng này: còn cho biết đợt Trung thu vừa rồi, chùa có tổ chức lễ nhưng Ph. không được tham gia. Bé bị nhốt ở trong phòng, ai cũng thương nhưng không biết làm gì khác.
Anh Bốn kể lại sự việc.
 Anh Bốn kể lại sự việc.
Cứ ngỡ mọi chuyện sẽ dừng lại ở đó, nhưng không, đêm ngày 10/10, người dân sống gần chùa Thiên Tâm bàng hoàng, sửng sốt vì tiếng kêu rên phát ra từ chùa. Ngay sáng hôm sau, người dân vội kéo nhau sang chùa xem có chuyện gì xảy ra. 
Tại đây, họ phát hiện bé Ph. bị nhốt trong căn phòng khóa kín. Trong phòng không có đồ đạc gì ngoài hai khung giường, đĩa muối, bát cơm, chai nước và cái bô vẫn còn chứa nước tiểu,…, còn bé Ph. co ro núp dưới gầm bàn trong giá rét cắt da, cắt thịt của đầu đông. 
Khi chính quyền xã, người dân phá cửa đưa bé Ph. ra ngoài, họ bàng hoàng phát hiện trên người bé Ph. chằng chịt vết thương, có những vết còn đang rỉ nước vàng, mới se miệng… Nhìn bé, không ai cầm được nước mắt vì xót xa, thương cảm.

“Thầy đánh bằng chổi, đạp bằng chân”

Sau khi được “giải cứu” khỏi căn phòng “địa ngục”, bé Ph. được đưa đi Bệnh viện đa khoa Phố Nối điều trị vết thương. Sau hơn 1 ngày điều trị, sức khỏe bé Ph. đã dần ổn định. Theo chia sẻ của ông Phức – người đang tạm thời nuôi dưỡng bé Ph., sức khỏe của bé đã dần ổn định, những vết thương trên người bé bắt đầu đóng vẩy. 
Tuy nhiên đến nay bé vẫn kêu đau đầu, nửa đêm vẫn giật mình tỉnh dậy vì những cơn ác mộng.
Vết thương trên đầu bé Ph.
Vết thương trên đầu bé Ph. 
Gặp bé Ph., PV không khỏi xót xa, thương cảm. Gương mặt bé Ph., vẫn hiện rõ nét bàng hoàng, sợ hãi. Bé Ph. cho biết: “Cứ mỗi lần thầy đi vắng, cháu lại bị nhốt vào trong phòng”. Nhìn những vết thương trên trán, khuỷu tay, đầu… của Ph., PV hỏi: “những vết thương này là do đâu”, Ph. lí nhí “cháu bị đánh”. 
Ph. khẳng định mình thường xuyên bị sư thầy đánh, bị đói. Ph. bật khóc nói tiếp “cháu còn bị sư thầy đánh bằng chổi, đạp bằng chân”.
Thấy Ph. khóc, chồng bà Phức - người đang tạm thời trông nom bé Ph. nói: “Bé Ph. bị thương tích khắp mình. Từ hôm nằm viện, về nhà tôi đến nay, bà nhà tôi thường xuyên phải xoa thuốc vào lưng cho bé khỏi đau. Đến nay, đêm đêm bé vẫn giật mình thức giấc giữa đêm, khóc thét. 
Bên cạnh đó, bé vẫn dậy từ 5h sáng, tôi hỏi sao cháu dậy sớm thế, Ph. nói ở chùa cháu phải dậy vào giờ này để lau chùi, dọn dẹp chùa…”.
Ông Phạm Thanh Xuân - Chủ tịch xã Giai Phạm.
Ông Phạm Thanh Xuân - Chủ tịch xã Giai Phạm. 

Tiếp lời, chồng bà Ph. cho biết nếu cơ quan chức năng kết luận bé bị bạo hành, phải thay đổi người giám hộ, gia đình ông sẵn sàng nhận nuôi bé. Đây không phải ý định nhất thời mà ngay khi trông nom bé ở viện, vợ ông đã gọi điện bày tỏ nguyện vọng muốn nhận nuôi bé Ph. và ông đã đồng ý. Tuy nhiên gia đình ông vẫn đợi câu trả lời, sự cho phép từ phía cơ quan chức năng.

Nói thêm về vấn đề này, ông Phạm Thanh Xuân, Chủ tịch xã Giai Phạm khẳng định chính quyền xã đã thăm hỏi, động viên bé Ph.. “Ngày mai chúng tôi sẽ xuống nhà bà Phức đưa bé Ph. tiếp tục đến trường. Nếu đúng bé Ph. bị bạo hành, chúng tôi sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng, tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp bé Ph. sớm ổn định cuộc sống”.

Được biết sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền xã đã nhiều lần liên hệ với sư thầy Thích Thiện Tĩnh để giải quyết sự việc. Tuy nhiên họ chỉ nhận được câu trả lời, thầy chưa về. Trong khi đó, trả lời trên báo giới, thầy Tĩnh nói việc nhốt bé Ph. vào phòng vì sợ mất cắp bởi rất nhiều lần Ph. dẫn người về lấy trộm đồ của chùa, còn những vấn đề sau thầy Tĩnh hẹn khi nào về chùa sẽ nói trực tiếp.

Hiện tại, không chỉ chính quyền địa phương, gia đình bà Phức mà rất nhiều người dân thôn Lạc Cầu mong muốn bé Ph. bớt khổ, có cuộc sống hạnh phúc, bình yên.

PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.