Mất trắng hàng tỷ đồng, người nuôi tôm cố nén nước mắt trước biển

Hàng trăm lồng tôm hùm bị cuốn trôi ở xã Xuân Thịnh
Hàng trăm lồng tôm hùm bị cuốn trôi ở xã Xuân Thịnh
(PLO) -Sau bão số 12, những vùng nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên như bãi chiến trường, hàng ngàn lồng nuôi tôm bị cuốn trôi, những người nuôi tôm giàn giụa nước mắt vì mất của. Dù vậy, họ vẫn cố gắng gượng dậy, làm lại từ đầu, với hy vọng trả được nợ ngân hàng.

Nước mắt… tôm hùm

Bão số 12 đi qua, hàng trăm hộ dân thôn Vịnh Hảo (xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu) khóc ngất khi hơn 10.000 lồng nuôi tôm hùm nơi đây bị bão đánh tan nát, mất trắng. 

Theo anh Nguyễn Văn Thể, bão số 12 đánh hư tất cả các lồng, số ít còn sót lại được người dân vá lưới để thả lại xuống biển tiếp tục nuôi lại tôm hùm. Mỗi người dân trung bình nuôi 20 đến 30 lồng tôm, có nhà nuôi đến 70 đến 80 lồng. Người dân xã Xuân Thịnh chỉ biết chắt chiu các lồng cũ để vớt vát chút tôm còn sót lại sau khi bão đánh tan cả một vùng nuôi tôm lớn ở vịnh Xuân Đài.

“Vụ tôm hùm vừa qua tôi thả nuôi 1.000 con tôm giống. Tôm nuôi được 7 tháng rồi. Cơn bão ập đến đã cuốn đi tất cả. Tính cả tiền giống, tiền chi phí thức ăn, làm lồng bè thì nhà tôi đã mất khoảng 1 tỷ đồng”, anh Thể nói. 

Tại thôn Vịnh Hòa (xã Xuân Thịnh), sau bão, những lồng tôm bị sóng đánh, quăng quật đang nằm chồng chất, lộn xộn lên nhau. Hàng chục phụ nữ, trẻ em ra đứng trước bãi biển, ngóng trông theo thuyền thúng của các thanh niên trai tráng trong làng đang tìm kiếm những lồng tôm còn sót lại. 

Chị Lê Thị Hiểu, ngồi trên bờ với khuôn mặt buồn thiu. Chị nuôi 13 lồng tôm, mỗi lồng hơn 200 con. Lứa ôm hùm này đã được 9 tháng, chỉ còn chờ khoảng một vài tháng gần tết thu hoạch. Vậy mà cơn bão đến quét sạch với thiệt hại khoảng 500 triệu đồng. Tiền nay chủ yếu chị vay của ngân hàng.

Sau bão, bờ biển ở xã Xuân Thịnh như bãi chiến trường
Sau bão, bờ biển ở xã Xuân Thịnh như bãi chiến trường

Ông Đỗ Thanh Dũng - Trưởng thôn Vịnh Hòa, cho biết: “Những đợt sóng quá lớn đập vào như “nuốt chửng” hết cả một làng biển. Cơn sóng nào cũng trên 6m, như ngọn núi, cuốn hết những lồng tôm vào bờ, xếp chồng chất lên nhau. Sức tàn phá quá dữ dội, hàng loạt hộ dân gần như trắng tay hoàn toàn, mà tiền chủ yếu vay ngân hàng”.

Theo ông Dũng, ở thôn Vịnh Hòa có 60 hộ dân nuôi tôm hùm, mỗi hộ hơn 100 lồng nuôi tôm, mỗi lồng khoảng 200 con tôm, gần như mất trắng, thiệt hại ước tính hơn 10 tỷ đồng.

Tại xóm chài nghèo Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa), hàng trăm người dân tập trung chuyển những thanh gỗ, lưới, thép, thùng phi ra gia cố những chiếc bè hư hỏng còn sót lại do bão. Vẫn còn bần thần trên bãi biển, chị Lê Thị Nở mắt đỏ hoe khi nhắc lại khối tài sản hơn 2 tỷ đồng bổng dưng mất trắng chỉ vài giờ sau khi cơn bão số 12 quét qua.

“45 lồng tôm hùm, cá bớp, cá mú gần thu hoạch trị giá hơn 2 tỷ đồng mất sạch hết rồi. Hai vợ chồng vay ngân hàng chưa trả nợ xong, giờ mất hết, không biết xoay đâu ra để trả nợ và làm ăn tiếp. Hôm qua, hai vợ chồng phải đi vay tiền khắp nơi để mua đồ sửa lại lồng, bè”, chị Nở bật khóc.

Chị Nở kể, trước khi bão vào, trong xóm không ai nghĩ gió lại mạnh như vậy. Bè nào cũng có người ở lại canh, không chịu rời khỏi lồng vì Vũng Rô mấy chục năm nay chưa bao giờ có gió lớn. Sáng ngày 4/11, khi gió bắt đầu nổi lên, nhiều người phải nhảy xuống biển ôm phao bơi vào nhưng cũng có nhà quyết tâm ở lại giữ. Đó là tất cả tài sản của gia đình, tôm cá mất xem như mất sạch.

“Khóc, đau, tiếc nhưng rồi cũng phải cố gắng gượng làm lại để trả nợ ngân hàng gần 1 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi. Và cũng chỉ biết nuôi tôm, nuôi cá ở Vũng Rô chứ có biết làm gì đâu”, chị Nở nói. 

Gượng dậy sau bão

Tình cảnh trắng tay của anh Thể, chị Hiểu, chị Nở cũng là nỗi đau ngút trời của người dân các làng chài ven biển tỉnh Phú Yên. Thiệt hại lần này vô cùng lớn, có gia đình mất trắng, có thể không gầy dựng lại vì nợ nần. Nhưng bão qua, bà con lại tất bật giúp nhau, chia sẻ và làm lại từ đầu. Chỉ mong Nhà nước có chính sách cho ngư dân vay vốn ưu đãi sau bão.

Chị Lê Thị Nở đứng bần thần trước hiên nhà
Chị Lê Thị Nở  đứng bần thần trước hiên nhà

“Dù bị thiệt hại nặng nề, đối diện nợ nần khi không có khả năng trả nhưng người dân vùng tôm hùm Vũng Rô chúng tôi vẫn quyết tâm làm lại, gầy dựng cơ nghiệp lần nữa. Nhiều người mất cả gia tài, mấy chục năm mới tích cóp được nhưng với sự lạc quan, chúng tôi sẽ cố gắng làm lại”, chị Nở nói.

Cũng giống như nhiều hộ nuôi tôm khác, anh Thể tất bật chuyển gỗ, thép, lưới xuống thuyền ra sửa chữa lại bè lồng. Bão đã đi qua, tài sản mất trắng nhưng anh vẫn gắng gượng, làm lại từ đầu.

“Sau bão, mỗi lần nhìn mấy lồng tôm là ứa nước mắt. Đó là thiên tai, mấy chục năm mới có 1 lần, đành phải chịu thôi. Giờ vay mượn làm lại từ từ, rồi cũng trả hết nợ chứ biết sao”, anh Thể nói.

Theo thống kê của UBND tỉnh Phú Yên, địa phương này có hàng nghìn lồng bè nuôi tôm hùm, cá, hải sản của ngư dân bị bão số 12 đánh chìm. Bão số 12 càn quét Phú Yên suốt nhiều giờ gây hàng nghìn nhà sập, tốc mái; hàng loạt trụ điện cao thế gãy đổ, nhấn chìm gần cả trăm tàu thuyền...

Bão qua đi, những lồng tôm hùm còn lại trên biển bị sóng đánh dồn cục, bà con đang tìm kiếm nhận dạng lồng tôm của mình, đưa vào bờ và mò mẫm tìm kiếm những con tôm còn sót lại. Thiệt hại do bão số 12 gây ra quá lớn. Lúc này, người dân còn lại là nợ vay ngân hàng mà chưa biết cách nào để khôi phục sản xuất.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.