Huyền thoại và sự thật về Ninja (kỳ 4): Hơn 400 vũ khí siêu lợi hại

Huyền thoại và sự thật về Ninja (kỳ 4): Hơn 400 vũ khí siêu lợi hại
(PLO) - Trong phim ảnh, các ninja được miêu tả như những siêu anh hùng, hành động “xuất quỷ nhập thần”, thậm chí có năng lực chống lại kiếm bằng tay không. Nhưng trên thực tế, một ninja siêu đẳng cũng không thể dùng tay ngăn được một thanh gươm sắc bén. Thay vào đó, để chống chọi trong những hoàn cảnh khó khăn, họ sử dụng những thứ vũ khí bí mật và rất hiệu quả.

Trong suốt lịch sử nhiều trăm năm tồn tại, với hình ảnh đặc trưng là những bộ trang phục đen toàn thân, bị mặt kín mít, hành động nhanh nhẹn, dứt khoát, leo tường, khoét vách thoăn thoắt… các ninja đã trở thành một nhóm người bí ẩn và vô cùng đáng sợ trong mắt nhiều người. 

Sự đáng sợ đó bên cạnh những màn võ thuật siêu phàm của các ninja còn có sự hỗ trợ của những vũ khí siêu lợi hại của họ. Có một số thông tin cho biết, tổng cộng các ninja đã phát triển và sử dụng đến hơn 400 loại vũ khí sát thương mỗi khi hành động. Trong số đó có 2 loại vũ khí rất đặc trưng của các ninja là kiếm ninjato và phi tiêu shuriken.

Kiếm ninjato

Ninjato hay còn được gọi là shinobigatana là thanh kiếm thường được các ninja sử dụng mỗi khi hành sự. Kích thước và hình dáng của những thanh kiếm này được thiết kế một cách linh hoạt để cải thiện tính di động và công năng một cách hợp lý hơn so với kiếm của các samurai có tên “katana”.

Theo các tài liệu, hầu hết các loại ninjato đều có chiều dài trung bình khoảng 54 cm đến 70 cm. Đây là chiều dài trung bình cộng của những thanh kiếm dài uchigatana thông thường và một thanh kiếm ngắn wakizashi. Chiều dài tương đối như vậy giúp các ninja có thể dễ dàng hành động hơn trong điều kiện thường xuyên phải di chuyển lén lút, leo trèo nhiều. 

Phần tay cầm của kiếm ninjato lớn và góc cạnh còn phần lưỡi kiếm dài hơn so với kiếm samurai thông thường. Phần lưỡi kiếm cũng được làm mờ đi để chúng không lấp lánh khi phản xạ trước ánh sáng. Phần bảo vệ của chúng được làm bằng kim loại với kích cỡ lớn hơn bình thường và góc cạnh để những ninja có thể sử dụng vào những mục đích khác mỗi khi cần hành động.

Phần bao của thanh kiếm cũng được phủ mờ đi để tránh khả năng bị phản chiếu khi gặp ánh sáng và khó bị phát hiện. Phần tay cầm ở bao kiếm được làm bằng kim loại góc cạnh để sử dụng như một loại vũ khí khi cần thiết. 

Hình minh họa
Hình minh họa

Trong một số trường hợp, phần tay cầm bằng kim loại đó được thiết kế để chứa thuốc phòng thân cho các ninja. Phần vỏ kiếm trong những trường hợp cấp bách còn đóng vai trò như những ống thở để giúp các ninja có thể thở được khi đang trốn dưới nước. Những thanh kiếm của các ninja nhờ thiết kế đặc biệt còn giúp họ có thể xác định được vị trí của kẻ thù khi phải chiến đấu trong bóng tối.

Nhìn chung, thanh kiếm của các ninja thường có một chuỗi xích được gọi là shitao trên bao kiếm. Chuỗi dây xích này thường dài hơn so với những thanh kiếm thông thường, được sử dụng để thu kiếm lại sau khi các ninja sử dụng kiếm. Sự kết hợp này không chỉ giúp các ninja có được một thứ vũ khí hiệu quả đối phó với kẻ thù mà còn là công cụ giúp họ leo lên những bức tường đá, lẻn vào những lâu đài hay do thám kẻ thù. 

Cũng có các nguồn tin cho rằng các ninja sử dụng kiếm vì ở thời Edo, họ chính là những samurai “chuyển hóa” mà thành, do đó, họ cầm kiếm theo bên người để nhắc nhở mình từng là một võ sĩ đạo.

Phi tiêu shuriken

Nói đến những vũ khí đặc trưng của các ninja, ngoài kiếm ngắn ninjato không thể không nhắc đến những chiếc phi tiêu Shuriken. Phi tiêu Shuriken được nói đến ở đây là những vũ khí nhỏ có hình dạng như một thanh kiếm, một cây kim hay một ngôi sao, được các ninja ném về phía đối thủ để gây tổn thương cho kẻ thù hoặc khi cần thoát hiểm. 

Shuriken được cho là đã xuất hiện vào thời Muromachi như một loại vũ khí có chi phí chế tạo vừa phải, khắc phục được những bất lợi của gươm, các loại phi tiêu thông thường và những loại vũ khí bằng kim loại khác. 

Theo các tài liệu, việc sử dụng phi tiêu shuriken cũng cần nhiều kỹ năng, đôi khi cần đến các kỹ thuật võ khác. Trong nhiều trường hợp, những chiếc phi tiêu sắc nhọn này cũng trở thành vũ khí giết người khi nó được tẩm chất đốc vào đầu mũi tiêu. Chính vì vậy nên việc sử dụng vũ khí này không phù hợp để sử dụng công khai mà thường chỉ được sử dụng vì mục đích tự vệ. 

Cũng giống như kiếm ninjato, các ninja cũng thường phủ shuriken bằng một lớp muội than ở ngoài để tránh chú ý và không bị gỉ. Ngoài ra, bề mặt của thứ vũ khí này được chế tạo nhám để giúp bôi chất độc dễ hơn. 

Shuriken
Shuriken

Trong thực tế có tới 50 loại shuriken khác nhau, nhưng các vũ khí này thường được chia làm 2 nhóm chính là kurumaken (shuriken hình bánh xe) và bo shuriken (shuriken hình phẳng). Kurumaken có những lưỡi dao ở đầu một tấm sắt hình chữ thập hoặc hình chữ vạn. 

Kurumaken bay khá ổn định khi quay trong không khí nên độ chính xác của việc đánh trúng mục tiêu có thể cải thiện dễ dàng chỉ sau một thời gian ngắn tập luyện. Tuy nhiên, bất lợi của thứ vũ khí này là âm thanh chúng phát ra khi bay trong không trung khiến mục tiêu có thể phát hiện ra. 

Thêm vào đó, vì kurumaken có các cạnh không dài nên nó không thể đâm sâu vào mục tiêu, không đủ để giết chết hay gây thương nặng cho kẻ thù. Điểm yếu này của chúng khi cần thiết được khắc phục bằng cách bôi thuốc độc vào những cạnh sắt. 

Thông thường, các kurumaken thường có 6 cạnh, 8 cạnh hoặc 10 cạnh. Còn bo shuriken thường là những thanh sắt thẳng, với 1 hoặc cả 2 đầu được mài nhọn, với trọng tâm được thiết kế tùy theo các trường hợp khác nhau. Bo shuriken khắc phục được những điểm yếu của kurumaken như tính di động, khả năng gây sát thương và âm thanh khi ném nhưng lại cần phải tập luyện công phu hơn để có được kỹ năng sử dụng phù hợp.

Các ghi chép cho biết, có 3 kỹ thuật chính khi sử dụng shuriken. Kỹ thuật đầu tiên được gọi là ném thẳng Chokudaho. Trong trường hợp này, vị trí của shuriken được giữ nguyên theo hướng hướng lên trên và đầu nhọn của shuriken sẽ  chĩa thẳng về phía mục tiêu trong suốt quá trình từ khi rời tay của các ninja tới mục tiêu.

Các shuriken khi đó không bay thẳng mà bay theo hình vòng cung như chuyển động của một thanh kiếm. Để có thể sử dụng phi tiêu shuriken, các ninja cũng có thể sử dụng kỹ thuật ném “quay 1 nửa” được gọi là Hantendaho. 

Theo kỹ thuật này, phần đầu nhọn của phi tiêu sẽ giữ nguyên ở vị trí ngược lại với hướng đi của phi tiêu và phải đến khi chạm mục tiêu, phần đầu nhọn mới quay ngược trở lại và găm vào mục tiêu. Kỹ thuật sử dụng shuriken thứ 3 được gọi tên là Kaitendaho.

Đây là phương pháp ném mà trong đó ngay sau khi rời tay, phi tiêu sẽ quay tít cho đến khi trúng mục tiêu. Phương pháp này có ưu điểm là giúp tăng cường lực ném và cải thiện độ chính xác của phi tiêu. Trong số các kỹ thuật sử dụng shuriken này, kỹ thuật chokudaho được sử dụng phổ biến nhất.

Có thể thấy, kiếm ngắn ninjato hay phi tiêu shuriken đều là những thứ vũ khí vô cùng nguy hiểm, ít gây ra tiếng động nhưng đa dụng và có tính sát thương cao. Đây đều là những thứ vũ khí mà các ninja thường sử dụng để thực hiện sứ mệnh vì chúng dễ mang theo, không nặng nề dễ di chuyển và hoạt động. Điều đặc biệt là những vũ khí này đều có thể được các ninja khéo léo giấu kỹ trong người và có thể dễ dàng lấy ra khi cần đến. 

Ngoài ra, các ninja cũng thường xuyên sử dụng một sợi dây xích chuyên dụng có tên manriki gusari. Sợi dây này có móc sắt/móc ghim hình dạng bàn tay ở đầu để phóng chặt vào 1 điểm cao bằng gỗ, tường đất... và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều. Các thông tin cho biết, sợi xích vạn năng này do tổ sư ninja Masaki phát minh khi còn làm đội trưởng ngự lâm quân. 

Với chiều dài khoảng từ 70cm đến 90cm, kích thước nhỏ, manriki gusari là thứ vũ khí được các ninja rất ưa thích mang theo trong người mỗi khi hành sự vì tính cơ động. Tuy nhỏ nhưng sợi xích này được đánh giá là vạn năng vì là nó có thể thay gươm, roi, bắt người đang chạy bằng cách quăng vào chân, thít cổ, khóa tay chân... với độ sát thương rất cao trong khi việc sử dụng lại vô cùng linh hoạt. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.