Góc nhìn khác về cô dâu Việt tại Hàn Quốc

Chương trình “Đoàn tụ với gia đình cô dâu qua màn hình”.
Chương trình “Đoàn tụ với gia đình cô dâu qua màn hình”.
(PLO) - Đó là mong muốn của Ủy ban Liên hợp công đoàn các công ty Hàn Quốc (UCC) khi tổ chức chương trình “Đoàn tụ với gia đình cô dâu qua màn hình” vừa diễn ra hồi trung tuần tháng 7/2018. 

Cuộc đoàn tụ trực tuyến này đã mang đến một góc nhìn khác về cuộc sống của các cô gái Việt đi lấy chồng Hàn Quốc. Họ được chồng và gia đình chồng yêu thương, có việc làm ổn định và khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

Cô dâu Việt hạnh phúc với đám cưới lần 3 qua màn hình

Tham gia chương trình, bà Nguyễn Thị Nơ (Hải Dương) cũng vô cùng hào hứng và phấn khởi vì được gặp lại con gái dù chỉ qua màn hình. Nhưng đặc biệt hơn, gia đình bà sẽ cùng với 4 gia đình khác được UCC tổ chức đám cưới lại cho con gái bà theo truyền thống Hàn Quốc.

Con gái bà và cũng là cô dâu trong đám cưới là chị Nguyễn Thị Nụ (SN 1983), sau khi được giới thiệu lấy chồng Hàn Quốc là anh Jang Ki Joong (SN 1970), gia đình cũng làm các thủ tục pháp lý và tổ chức đám cưới cho chị, nhưng nhà trai chỉ có duy nhất chú rể. Từ đó đến nay, hai bên thông gia chưa gặp nhau bao giờ. Khi sang đến Hàn Quốc, gia đình chồng cũng tổ chức đám cưới nhưng nhà gái cũng chỉ có mình cô dâu. 

Không giấu nổi niềm vui, chị Nụ thông tin, lần gọi về Việt Nam này còn có cả chồng và bố mẹ chồng, như vậy phải tổ chức đám cưới đến lần thứ ba mới có đầy đủ hai bên thông gia. “Hiện nay, tôi đã có hai con một trai, một gái và ở nhà nội trợ. Khi mới sang sinh sống ở một đất nước xa lạ về ngôn ngữ, văn hóa, tôi cũng gặp nhiều khó khăn nhưng được chồng và gia đình chồng giúp đỡ nên sau một năm thì tôi đã hòa nhập được, nói chuyện được với bố mẹ chồng. Hiện nay gia đình tôi đã ra ở riêng sau 3 năm sống chung với bố mẹ. Được tổ chức đám cưới có cả mẹ tôi và bố mẹ chồng tôi không mong ước gì hơn” - chị Nụ chia sẻ.

Bà Trần Tuyết Mai (80 tuổi, quê Hưng Yên) đến với Chương trình cùng 12 người gồm các con, cháu, anh, chị, em của bà. Cả nhà hồi hộp mong nhìn thấy con gái, cháu gái mình đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc sau một thời gian dài không gặp. Con gái bà Mai là chị Lê Thị Thu Hà (SN 1971, lấy chồng năm 35 tuổi qua một công ty môi giới, năm 2006 chị theo chồng về Hàn Quốc tại Thành phố Dea Choeng, gia đình chồng có cửa hàng bán hải sản nên cuộc sống của chị cũng không quá khó khăn.

Khi ở Việt Nam, chị là một công nhân, nhưng sang Hàn Quốc chị được gia đình chồng và chính quyền sở tại tạo điều kiện đi học tiếng bản ngữ, sau đó học chứng chỉ sư phạm. Hiện nay chị Hà đang là giảng viên dạy tiếng Việt, văn hóa Việt, phiên dịch. Khi chị Hà và con trai chị tên SuHan vừa xuất hiện trên màn hình, nhìn thấy mẹ và các anh chị em đã không khỏi xúc động, rưng rưng nước mắt. Chị cho biết, về Việt Nam chị cũng không gặp được đông đủ họ hàng, anh chị em như vậy.

Được nhìn thấy mẹ qua màn hình, chị rất yên tâm thấy mẹ đi lại vẫn còn nhanh nhẹn và nhắn nhủ bà luôn luôn phải giữ gìn sức khỏe để chị có động lực sống, cố gắng làm việc và trở về thăm bà. “Con ở xa xôi còn mẹ thì tuổi già, lá rụng lúc nào không hay biết”, chị Hà rưng rưng. Nghe con gái tâm sự, bà Mai an ủi và động viên con cố gắng chăm sóc chồng con, gia đình hạnh phúc. 

Gia đình bà Nơ, bà Mai là 2 trong số 37 gia đình đã có mặt tại Hà Nội để tham gia Chương trình “Đoàn tụ với gia đình cô dâu qua màn hình” do UCC tổ chức. Đây là năm thứ 7 liên tiếp, UCC tổ chức thực hiện Chương trình nhằm hỗ trợ các cô dâu Việt đã kết hôn, sinh sống tại Hàn Quốc được gặp gỡ với gia đình mình tại Việt Nam.

Ngoài cuộc gặp gỡ trực tuyến, tham gia Chương trình, các gia đình có khoảng thời gian ý nghĩa khi được trải nghiệm các sinh hoạt văn hóa, ẩm thực, trò chơi dân gian của người Hàn Quốc, tham quan các danh thắng tại Hà Nội, và cùng nhau chia sẻ về cuộc sống của người thân của mình.

Ông Kim Hea KWan, Chủ tịch Công đoàn Công ty KT (đơn vị thực hiện) nhận định, việc tổ chức cho các gia đình được đoàn viên với con gái, anh chị em mình không chỉ là cầu nối, xây dựng và bồi đắp niềm tin trong mối quan hệ song phương giữa hai nước, mà còn là sự cố gắng đồng lòng của công đoàn nhằm tạo nên sự hòa nhập văn hóa, các thành viên có thể chung sống, hạnh phúc.

Kết nối thông tin để bồi đắp niềm tin 

Tháng 6/2018, nhiều khán giả đã rơi nước mắt khi chứng kiến cuộc hạnh ngộ của mẹ và con gái sau nhiều năm xa cách tại Lễ hội “Chúng ta là một - We are together”, diễn ra tại sân khấu KBS Arena (Seoul, Hàn Quốc). Bà Nguyễn Thị Điệp (xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) và bà Nguyễn Thị Lượn (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) lần đầu tiên đi máy bay, cũng là lần đầu tiên đặt chân đến Hàn Quốc cũng là quê hương thứ hai của hai đứa con gái đã gần chục năm nay chưa gặp. 

Sau khi kết hôn, chị Võ Thúy Oanh, con gái bà Điệp, đến Hàn Quốc sinh sống. Chị đã về Hậu Giang thăm bố mẹ khi con trai lên một tuổi. Nhưng rồi vì điều kiện công việc và cuộc sống, chị chưa có dịp trở về thăm quê nhà.

Chị và bố mẹ chỉ có thể nhìn thấy nhau qua những cuộc trò chuyện trên mạng, ông bà ngoại cũng chỉ mới được nhìn thấy cháu qua màn hình máy tính. Còn chị Bùi Thị Luận, con gái bà Lượn, cũng đã 8 năm chưa có dịp trở về thăm nhà. Bố mẹ chỉ biết tin tức qua những cuộc điện thoại của con. 

Thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ban Tổ chức Lễ hội “Chúng ta là một - We are together” đã quyết định hỗ trợ để đưa hai bà mẹ có dịp sang thăm gia đình của con gái mình. Sau nhiều năm xa cách, mẹ và con gái được gặp lại nhau, những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má...

Tờ The Chosun Ilbo dẫn số liệu từ Cục Thống kê Hàn Quốc cho thấy cô dâu Việt chiếm 27,9% số cặp hôn nhân giữa nam giới Hàn Quốc với người nước ngoài trong năm 2016, tăng 4,8% so với năm trước đó. Tỷ lệ người Việt lập gia đình tại Hàn Quốc gia tăng do ngày càng có nhiều người Việt sang đây học tập và làm việc. Tờ The Korea Times dẫn báo cáo của Văn phòng Di trú Hàn Quốc cho biết hiện có khoảng 152.000 cặp vợ chồng Việt - Hàn tại nước này. 

Trước đây, rất nhiều thông tin cho thấy, các cô dâu Việt thường gặp những khác biệt và bất đồng về văn hóa, tuổi tác và các lý do khác, thậm chí dẫn đến bất đồng, phải ly dị và quay về Việt Nam. Một số trường hợp dẫn đến bạo lực gia đình và tử vong.

Nhưng thời gian gần đây, để kết nối thông tin cũng như bồi đắp niềm tin trong mối quan hệ song phương giữa hai nước, tạo nên sự hòa nhập văn hóa, các thành viên có thể chung sống, hạnh phúc, nhiều tổ chức ở Hàn Quốc phối hợp với tổ chức ở Việt Nam đã tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa cô dâu Việt và gia đình của mình để con rể có thể gặp bố mẹ vợ, cháu gặp ông bà, thông gia gặp nhau... 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.