Giải mã bí ẩn về hồ nước cướp mạng hơn 1.700 người sau một đêm

Khung cảnh hồ Nyos
Khung cảnh hồ Nyos
(PLO) - Chỉ sau một đêm, một đám mây bí ẩn đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người cùng 3.500 động vật sinh sống ở vùng thung lũng xung quanh hồ Nyos ở Tây Bắc Cameroon.

Âm thanh bất thường như bom nổ

Hồ Nyos hay còn gọi là “Hồ tử thần”, một hồ miệng núi lửa nằm ở phía Tây Bắc Cameroon. Truyền thuyết từ xa xưa kể rằng cách đây rất lâu các linh hồn quỷ dữ thoát ra từ hồ giết toàn bộ dân làng sinh sống xung quanh. 

Ngày 21/8/1986, một thảm họa đã diễn ra khiến 1.700 người dân sống xung quanh hồ không còn được nhìn thấy ánh sáng bình minh của những ngày tháng tiếp sau. 

Thảm họa được phát hiện bởi một người đàn ông đi xe đạp từ làng Wum ở Cameroon tới làng Nyos. Ban đầu anh ta trông thấy một con linh dương nằm chết bên vệ đường nên buộc nó lên xe đạp và đi tiếp vào trong làng. Sau đó, anh phát hiện thêm xác hai con chuột, một con chó và hai con vật khác. 

Anh đi đến khu lều phía trước để hỏi thăm, trong lòng luôn thắc mắc có phải chúng chết do bị sét đánh. Bước vào trong lều, người đàn ông hốt hoảng phát hiện vô vàn người chết nằm khắp mọi nơi. Tìm kiếm xung quanh nhưng không thấy ai sống sót, anh thục mạng chạy về Wum.

Sau khi nhận được thông tin về sự vụ kinh hoàng, chính quyền địa phương và chính phủ Cameroon đã ngay lập tức cử người tới để điều tra. Theo như lời của những người sống sót từ làng Nyos và các làng kế bên kể lại, trước khi sự việc diễn ra họ đã nghe thấy một âm thanh lớn giống như bom nổ. Sau đó, một mùi khó chịu bốc lên khiến mọi người lại thiếp đi. Họ không biết rằng một đám mây chết người lặng lẽ áp sát, bao phủ lấy ngôi làng, đến lúc tỉnh dậy thì người thân, hàng xóm và cả động vật xung quanh đều đã chết.

Theo thống kê, số nạn nhân thiệt mạng lên đến 1.746 người. Đó là chưa kể đến các nạn nhân được những người sống sót chôn cất trong một ngôi mộ tập thể lớn. Bên cạnh đó, khoảng 3.500 gia súc cùng với rất nhiều động vật hoang dã, chim chóc và côn trùng cũng chết một cách bí ẩn. 

Thảm họa khiến hàng ngàn động vật chết la liệt
Thảm họa khiến hàng ngàn động vật chết la liệt 

Một nhân chứng kể lại: “Tôi ngửi thấy mùi gì đó kinh khủng nhưng không thể nói và bắt đầu trở nên mơ màng. Lúc ấy quay sang tôi nghe thấy con gái đang ngáy một cách bất thường, nhưng khi đi đến gần giường con bé tôi ngất lịm đi. Nằm đó tới 9 giờ sáng, khi một người bạn tới và gõ cửa. Tôi ngạc nhiên thấy quần của mình dính máu. Cánh tay tôi bị thương nhưng không biết vì sao, thậm chí muốn nói, muốn thở cũng không được”.  

Sau khi xảy ra thảm họa, nước hồ Nyos vốn trong xanh bỗng nhiên chuyển sang màu đỏ và đục ngầu. Vì quá sợ hãi và ám ảnh, nhiều người sống sót đã bỏ làng và trốn vào rừng.  

“Hung thủ” bí ẩn chính là khí CO2

Thi thể các nạn nhân tập trung chủ yếu trong khu vực 20km quanh hồ. Càng tới gần hồ, số lượng xác chết lại càng tăng. Những ngôi làng nằm cách xa hồ có nhiều người sống sót hơn, đặc biệt là những người hay ở trong nhà. Còn ở Nyos, làng gần hồ nhất, cách đó chưa đến 4km, chỉ có 6/800 dân làng thoát chết.

Dựa vào những manh mối ban đầu, các nhà khoa học cho rằng núi lửa bên dưới hồ đã hoạt động trở lại, từ đó phun trào khí độc gây nên thảm họa chết người. Giả thuyết này nghe có vẻ hợp lý nhưng thực chất không phải vậy, bởi nếu một vụ phun trào có khả năng phóng đủ khí độc để giết chết nhiều người trên diện rộng như vậy buộc phải có hoạt động địa chấn. Trong khi đó, theo lời những người sống sót sau thảm họa kể lại, họ chỉ nghe thấy tiếng nổ lớn nhưng không hề có động đất hay hoạt động rung lắc nào. Đồ đạc và mọi thứ xung quanh cũng không hề có dấu hiệu xáo trộn.

Thời điểm đó, nhận thấy nước hồ chuyển thành màu đỏ và đục ngầu, các nhà khoa học xét nghiệm mẫu nước ở nhiều độ sâu khác nhau. Nhiều tháng sau, kết quả cho thấy “hung thủ” bí ẩn chính là khí CO2. Nồng độ CO2 trong nước hồ cao một cách bất thường. Mẫu nước lấy ở độ sâu 15m chứa lượng CO2 lớn đến mức khi vừa đưa lên khỏi mặt nước, khí CO2 tạo ra các bong bóng như ai đó vừa mở nắp một lon soda. Càng xuống sâu nồng độ CO2 càng cao. 

Theo các nhà khoa học, do đáy hồ Nyos đã bão hòa, CO2 bị dồn lên tầng nước áp suất thấp. Người ta cho rằng có thứ gì đó đã tác động dưới đáy hồ, ví dụ như động đất, lở đất, núi lửa hoạt động, hay thậm chí đơn giản là do mực nước bị xáo trộn đột ngột… Trong quá trình đó, có thể xảy ra hiệu ứng ống khói, kích hoạt phản ứng dây chuyền, khiến hồ Nyos phun toàn bộ CO2 tích tụ dưới đáy hồ qua hàng thập kỷ. Màu đỏ trên bề mặt hồ hóa ra chính là sắt, vốn chỉ có ở dưới đáy hồ. Vì trầm tích ở đáy hồ bị khuấy động, khiến sắt trong hồ nổi lên mặt nước, phản ứng với oxy và chuyển sang màu đỏ.

Thảm họa khiến hàng ngàn động vật chết la liệt
Thảm họa khiến hàng ngàn động vật chết la liệt 

Khí CO2 không mùi, không màu và không độc hại. Thông thường không khí có chứa 0,05% khí CO2. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ càng cao, CO2 càng dễ gây chết người. Tỷ lệ 5% đã có thể dập tắt lửa. Điều này lý giải vì sao tất cả đèn dầu trong nhà nạn nhân đều bị tắt. Khí CO2 bay lên cao trước khi hạ xuống mặt hồ. Do vậy, gia súc được chăn thả trên các quả đồi cao cả trăm mét vẫn bị chết. Sau đó, lớp khí này tràn xuống thung lũng với tốc độ 72 km/giờ. Những người sống ven hồ hoàn toàn không có cơ hội để thoát thân.

Rất ít người ở sườn đồi đủ tỉnh táo để leo lên vùng đất cao hơn và thoát chết. Một nhân chứng sống cho biết anh đã nhảy lên xe mô tô và phóng đến nơi an toàn ngay khi nhìn thấy hàng xóm của mình chết gục trong đám khí. Đa số nạn nhân đều không nhận ra mối nguy hiểm cho đến khi đám khí bao trùm họ.

10 năm tìm cách giải phóng khí độc

Thảm họa hồ Nyos là thảm họa nổ khí CO2 thứ 2 trong lịch sử. Hai năm trước đó, vào ngày 15/8/1984, một vụ nổ lớn phát ra từ hồ Monoun nằm trên miệng núi lửa cách hồ Nyos không xa, đã khiến 37 người thiệt mạng. Ngày nay, giới khoa học cho rằng chỉ có ba hồ trên thế giới là Nyos, Monoun và Kivu nằm giữa biên giới Congo và Rwanda tích tụ đủ khí CO2 hòa tan ở đáy hồ gây chết người.

Không muốn tái diễn thảm họa này một lần nào nữa, chính phủ Cameroon đã buộc người dân sống tại các làng ven hồ Nyos phải rời đi nơi khác. Họ tháo dỡ nhà dân để ngăn không cho bất cứ ai quay về trước khi khu vực hồ an toàn trở lại.

Mất khoảng một năm để tìm ra nguyên nhân, nhưng các nhà khoa học lại mất thêm 10 năm nữa để tìm cách giải phóng khí CO2. Họ đã đặt một chiếc ống có đường kính 13cm xuống độ sâu 182m, ngay phía trên đáy hồ. Nước ở tầng đáy được bơm qua ống, phun lên cao nhằm nhả khí CO2 ra ngoài. Quá trình này kéo dài liên tục cho đến khi CO2 dưới đáy hồ thoát hết. 

Sau khi thử nghiệm thành công vào năm 1995, ống thoát khí độc được chính thức đưa vào sử dụng năm 2001. Tính đến mùa thu năm 2006, ống thoát khí vẫn hoạt động tốt và giải phóng được gần 20 triệu m3 khí mỗi năm, lớn hơn lượng khí nạp vào hồ.

Sự kiện kinh hoàng năm 1986 tại hồ Nyos là trường hợp ngạt khí chết người nhiều nhất từng ghi lại được. Ngày nay hồ Nyos vẫn là một hiểm họa tiềm tàng. 

Vẫn còn một hiểm họa đáng lo ngại khác nữa, đó là con đập tự nhiên ở phía Bắc hồ Nyos đang trong tình trạng bị xói mòn và có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Nếu đập vỡ, tai họa kinh hoàng sẽ ập đến. 50 triệu m3 nước sẽ chảy vào hồ, tạo ra cơn lũ tràn qua thung lũng nhấm chìm hàng chục nghìn người. 

Thậm chí, cơn lũ cuốn hết nước trong hồ đi khiến “cái nút” nén khí CO2 ở đáy hồ không còn. Từ đó, lượng khí CO2 phát tán ngoài sẽ lớn hơn rất nhiều so với năm 1986. Nhằm giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã đề xuất dự án gia cố con đập tự nhiên bằng bê tông, đồng thời lắp đặt thêm bốn ống thoát khí để duy trì nồng độ CO2 ở mức an toàn.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.