Chuyến trở về đất tổ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư niệm hương cúng dường Tam bảo tại tổ đình Từ Hiếu, chiều  28/10. Ảnh Báo Giác ngộ
Thiền sư niệm hương cúng dường Tam bảo tại tổ đình Từ Hiếu, chiều 28/10. Ảnh Báo Giác ngộ
(PLO) - Thiền sư là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân”, với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, thiền sư trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây. Sau nhiều năm hành đạo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã quay trở lại Huế, nơi ông xuất gia tu hành.

Thiền sư ở lại chùa Từ Hiếu đến cuối đời

Chiều 26/10 vừa qua, chuyến bay chở Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã về tới cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan, Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngồi trên xe lăn với bộ áo màu nâu sòng chấp tay lên ngực theo nghi lễ con nhà Phật chào các tăng ni, phật tử ra sân bay đón.

Đến chiều 28/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh quay trở về Tổ đình Từ Hiếu - Thừa Thiên Huế sau hơn 50 năm đi khắp thế giới truyền bá Thiền Chánh niệm trong Phật giáo đến hàng triệu người.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ở Huế cho biết: "Lần này Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về cùng với mong muốn được sống đến cuối đời ở quê nhà”. Với Thiền sư, Thiền Chánh niệm được sáng tạo và phát triển bởi người Việt Nam nên ước muốn lớn nhất của ông là tư tưởng Phật giáo này phải được mang quốc tịch nước nhà. Đây là một sự kiện có ý nghĩa của Phật giáo Thế giới, đồng thời cũng là một đóng góp lớn của Thiền sư cho nền Phật giáo nước nhà.

Thiền sư Nhất Hạnh về tới Từ Hiếu - nơi ông xuất gia năm 16 tuổi. Ảnh Báo Giác ngộ
Thiền sư Nhất Hạnh về tới Từ Hiếu - nơi ông xuất gia năm 16 tuổi. Ảnh Báo Giác ngộ

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã viết tâm thư gửi đến các chư tăng và con cháu đang ở tổ đình Từ Hiếu nói rõ ý nguyện của ông sau khi trở về Tổ đình Từ Hiếu. Thiền sư bày tỏ vui mừng khi được trở về Việt Nam và dự lễ tảo tháp của chư liệt vị tổ sư tại Tổ đình Từ Hiếu. Dù sống nơi đất khách quê người nhưng mỗi mùa thu về, lòng ông vẫn hướng về chư vị tổ sư ở Tổ đình Từ Hiếu.

Trước đó vào tháng 8/2017, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về Việt Nam và tịnh dưỡng một thời gian tại chùa Từ Hiếu, nơi ông bắt đầu con đường xuất gia tu học khi mới 16 tuổi.

Nhà sư có ảnh hưởng lớn của phật giáo thế giới

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên Huế, là nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới. Ông xuất gia tu học tại chùa Từ Hiếu năm 16 tuổi, và là bậc trưởng thượng cao nhất hiện nay của ngôi tổ đình nổi tiếng ở cố đô này.

Chùa Từ Hiếu và các địa danh lân cận đã đi vào nhiều tác phẩm của Thiền sư, được nhắc tới trong các pháp thoại của ông, như là cội nguồn tâm linh của các học trò, người hữu duyên với phương pháp Thiền Chánh niệm do Thiền sư hướng dẫn, ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, cả ở phương Tây.

Trong những lần về trước, Thiền sư thường lưu trú tại đây, ở thiền thất khiêm tốn được đặt tên là “Thất Lắng nghe”, trong khuôn viên chùa. Thiền sư cũng đã chủ trương xây dựng ngôi thiền đường Trăng rằm tại đây.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc Thầy hướng dẫn tâm linh có ảnh hưởng lớn tại các nước phương Tây, sách của Thiền sư được dịch qua nhiều ngôn ngữ và được xếp vào nhóm “sách bán chạy nhất” - best seller - ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Đặc biệt, Thiền sư là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" trong cuốn sách "Vietnam: Lotus in a Sea of Fire" do ông viết. Với những hoạt động không ngừng nghỉ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau đức Đạt Lai Lạt Ma, theo đánh giá của các hãng tin nước ngoài.

Cuộc sống giản dị

Thiền sư đã ở Thái Lan kể từ tháng 12 năm ngoái. Thiền sư đã về Việt Nam ba lần, năm 2005, 2007 và 2008. Cuối năm 2014, ông trải qua một cơn xuất huyết não và phải nhập viện ở Pháp trong 4 tháng rưỡi. Sau khi trải qua cơn tai biến này, các bác sĩ ở Pháp cho rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ cầm cự cuộc sống thêm được vài ngày. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra, Thiền sư vẫn sống trí tuệ minh mẫn … y học thế giới kinh ngạc xem như một phép mầu của người đắc đạo Thiền Chánh niệm.

"Thiền sư không nói, không tự đi được, một bên tay bị liệt nhưng một bên tay vẫn cử động bình thường. Mọi người viết ra điều gì Ngài hài lòng hay không hài lòng thì gật hoặc lắc đầu. Cuộc sống của Thiền sư rất giản dị. Mọi Phật tử khi tiếp xúc với Ngài đều như buông bỏ được mọi âu lo buồn phiền, trong lòng thấy mình thanh thản, nhẹ nhàng an lạc" - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kể.

Việc đầu tiên Thiền sư Thích Nhất Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu là bỏ chiếc mũ len, vào Chánh điện lễ Phật và thắp hương lên bàn thờ Tổ khai sơn chùa, cùng chúng đệ tử dạo quanh một vòng sân chùa Từ Hiếu, nơi ông thường sinh hoạt và tu hành thời niên thiếu.

Thiền sư lễ Phật, lễ Tổ và đi thăm lại từng nơi chốn quen thuộc nơi tổ đình Từ Hiếu. Ảnh Báo Giác ngộ
Thiền sư lễ Phật, lễ Tổ và đi thăm lại từng nơi chốn quen thuộc nơi tổ đình Từ Hiếu. Ảnh Báo Giác ngộ

Kể về cuộc sống của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi trở về, Thượng tọa Thích Từ Đạo - Giám tự  Tổ đình Từ Hiếu chia sẻ ông vẫn giữ được cho mình nếp sống giản dị, không xa lạ với những vị tu hành. Phía nhà chùa cũng chuẩn bị cho Thiền sư một nơi nghỉ dưỡng đảm bảo để ông nghỉ ngơi trong thời gian ở lại.

"Sáng nay tôi có đi dạo với Thiền sư, vẫn phong thái ấy, Thiền sư luôn giữ được cho mình sự khoan thai, nhẹ nhàng, nếp sống giản dị vốn có của bao người dân Việt Nam thời trước" - Thượng tọa Thích Từ Đạo kể.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.