Chuyện ít biết về ông Tổ ca trù

Ca trù - loại hình văn hóa đặc sắc. Ảnh minh họa
Ca trù - loại hình văn hóa đặc sắc. Ảnh minh họa
(PLO) - Người dân làng Lỗ Khê, xã Liên Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) luôn tự hào là đất Tổ của ca trù vùng Đồng bằng sông Hồng - cái nôi sinh ra ngài Đinh Dự, ông Tổ của di sản văn hóa phi vật thể quý báu này.
13 tuổi sáng tạo ra ca trù
Phụ thân của ngài Đinh Dự là Đinh Lễ, quê quán ở Động Hoa Lư (huyện An Khánh, phủ Trường Yên, đạo Thanh Hóa) theo Lê Lợi chống giặc Minh, từng đóng quân ở Lỗ Khê. Thân mẫu của ngài là bà Trần Minh Châu, theo chồng đi đánh giặc, sinh con trai ở Lỗ Khê ngày 6/4/1413, đặt tên là Đinh Dự.
Sinh ra và lớn lên từ làng quê có chiều dày văn hóa của đất Kinh Bắc, từ nhỏ Đinh Dự đã say mê đàn hát dân ca, sớm trở thành người có tài cao trí lớn trong hoạt động văn hóa. Theo thần phả nhà thờ Ca Công tại làng Lỗ Khê, thì năm 12 tuổi, Đinh Dự về thăm quê cha đất tổ. 
Trong một ngày chơi xuân, chàng đến trang Đông Cứu, huyện An Bình, phủ Thuận An, nơi có thắng cảnh chùa Thiên Thai, Đinh Dự gặp một cô gái tên là Đường Hoa Thiên Hải có sắc đẹp “trăng thẹn hoa ghen” lại có tài đàn hát như mình. Hai người ý hợp tâm đầu, kết duyên cùng nhau về Lỗ Khê sáng tạo ra hát ca trù.
Ca trù có thể sử dụng nhiều thể văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm, nhưng phổ biến nhất là hát nói. Một chầu hát cần có người chính: một “đào” hay “ca nương” sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp, một “kép nam” chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát, một “quan viên”, thường là tác giả bài hát đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống. 
Không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. “Đào” hát ngồi trên chiếu ở giữa. “Kép” và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu”.
Sáng tác ca trù đã khó, để hát được ca trù còn khó hơn. Người hát phải biết nghe đàn, người đàn phải biết thể cách về phách, vừa hát vừa đánh phách, khi hát phải biết gằn giọng. Lối ứng xử linh hoạt trong ca trù khiến giữa người hát và người nghe không có khoảng cách, ranh giới. Nội dung của ca trù xuất phát từ chính cuộc sống của những người nông dân, gắn với đồng ruộng, nên ca từ cũng mộc mạc, giản dị như chính con người nơi đây. 
Khi giai điệu ca trù cất lên đã cuốn hút tâm hồn của những người yêu, say mê ca trù, đưa họ xích lại gần nhau hơn, đem đến sự công bằng cho cả người nghe và người đàn hát. Ca trù như thể là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm con người lại gần nhau.
Những đêm trăng thanh, hai vợ chồng cùng nhau tập luyện hát ca và thưởng thức ca trù. Quá say mê, hai vợ chồng Đinh Dự quyết định mở giáo phường dạy ca trù. Khi ấy Đinh Dự 13 tuổi, tức là vào khoảng năm 1426.
Ngay từ đầu, vợ chồng Đinh Dự đã tổ chức truyền nghề chặt chẽ theo mô hình giáo phường. Học trò của họ theo học khá đông. Chẳng những là người trong làng mà còn có nhiều học trò ở các nơi, trong nhiều phủ đến theo học. Các địa phương khác có học trò đến học như Hồi Quan, Tương Giang, Tam Sơn, Châu Khê, Động Hội, Tam Sơn…
Mỗi họ cử một Trùm họ, 12 trùm họ cử một Quản giáp. Quản giáp do quan tỉnh Kinh Bắc cấp bằng công nhận. Những năm đầu, đối tượng phục vụ chủ yếu của ca trù Lỗ Khê là vua chúa, tướng lĩnh, binh sỹ nhà Lê, trong những dịp mừng công, mừng thọ, mừng công danh, khao vọng của vua quan, hát giải sầu, giải bệnh cho gia đình vua chúa. Âm nhạc được làm tín hiệu truyền lời thỉnh cầu của dân làng đến các đấng thần linh, các bậc vua chúa cũng lấy dòng nhạc này để cúng trời đất và thờ tổ tiên thái miếu.
Được Vua Lê Lợi ban thưởng
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, triệu vời vợ chồng ngài Đinh Dự về kinh đô để ban thưởng. Sau khi ở kinh đô về một thời gian, vợ chồng Đinh Dự lâm bệnh ốm nặng. Trước khi từ trần, Đường Hoa có làm thơ được dịch giải Hoàng Đức Kỷ dịch là: “Nén lòng tâu đến cửu trùng thiên/ Rời chốn thành môn khá nhớ thương/ Nghĩa chúa sinh ca trọn đời tiết/Người về gắn mãi giáo phường hiền”. Ngài Đinh Dự trước khi mất cũng làm bài thơ bày tỏ nỗi lòng, tuy đi xa nhưng còn gắn bó mãi mãi với giáo phường, với quê hương đã gắn bó phát triển văn hóa ca trù của dân tộc.
Ngày 13/11/1428, khi vợ chồng ngài Đinh Dự từ trần, Vua Lê Thái Tổ đã triệu vời Quản giáp về kinh đô nhận mỹ tự “Sinh từ tự điển” (Điển lễ thờ cúng” giao cho giáo phường lập nhờ thờ phụng thờ vợ chồng ngài Đinh Dự. Mùa xuân mở lễ hội cầu phúc, buộc tất cả các họ xa gần đều phải về nhà thờ tổ. Khi về các hội nộp tiền đèn hương cả năm cho Quản giáp. Nhà thờ Ca Công do 12 họ góp tiền xây dựng xong vào năm 1430, sau hai kỳ giỗ Tổ nghề.
Vua Lê Thái Tổ gửi đến Lỗ Khê bài thơ ca ngợi vợ chồng Đinh Dự được dịch giả Vũ Phong Tạo dịch là: “Đường lên cổ miếu ngút trời cây/ Trung thần báo quốc nhớ tháng ngày/ Ai bảo được trung thì mất hiếu?/ Hết lòng vì nước hiếu trung thay”.
Năm Canh Thìn 1460, Vua Lê Thánh Tông lên ngôi, xét công trạng đã phong cho Đinh Dự là “Thanh xà Đại vương” và phong cho bà vợ là “Mãn Đường Hoa công chúa”. 
Vợ chồng ngài Đinh Dự, Tổ sư của ca trù đã được giáo phường tạc tượng từ thời Lê giữa thế kỷ 15, nay vẫn bảo tồn nguyên vẹn ở nhà thờ Ca Công.
Tượng thờ vợ chồng ngài Đinh Dự, Tổ sư của ca trù
Tượng thờ vợ chồng ngài Đinh Dự, Tổ sư của ca trù 
Sau khi hai vị tổ sư qua đời, giáo phường hàng phủ tiếp tục giữ gìn và truyền nghề ca trù, xứng với vai trò quê tổ ca trù. Đó là họ Nguyễn Văn và Nguyễn Thế Ca Công. Điều đáng trân trọng là cụ tổ ông và cụ tổ bà của hai họ này đều là người trực tiếp kế nghiệp vợ chồng ngài Đinh Dự và bà Đường Hoa. 
Hoạt động của giáo phường chủ yếu là hát cửa đình ở các tỉnh Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Hưng Yên. Ngoài ra, giáo phường còn hát phục vụ khao cưới, mừng thọ. Nhiều người có danh có giá đi lấy chồng xa lại mở phường ả đào ở đó. Có những người tài sắc được vào cung đình hát cho vua quan nghe. 
Ngoài tài danh Nguyễn Thị Diêm và bà Nguyễn Thị Tĩnh đã giành thủ khoa thi hát cửa đình ở đô thành Vĩnh Yên năm 1921, còn có danh đào Nguyễn Thị Văn, Nguyễn Thị Năm hay những kép đàn lừng danh: Nguyễn Thế Bam, Nguyễn Văn Tiếu… giữ mãi cho tiếng đàn, tiếng phách ca trù không bao giờ tắt nơi đất Tổ ca trù này. Suốt mấy trăm năm qua, ca trù Lỗ Khê là nơi sản sinh ra nhiều đào nương, kép đàn nổi tiếng khắp cả nước.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Nhuệ - người đánh trống chầu, đồng thời là Phó Giáo phường ca trù Lỗ Khê cho hay: “Lỗ Khê luôn giữ gìn và phát triển hát ca trù và đang có kế hoạch biểu diễn phục vụ du khách gần xa giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể này. Các thế hệ nghệ nhân ở địa phương mong thành phố có chính sách đãi ngộ nghệ nhân để nghệ thuật ca trù thêm thăng hoa”. 
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi tới 16 tỉnh, thành phố ở nửa phía Bắc Việt Nam. 
Hồ sơ đề cử ca trù là Di sản văn hóa thế giới với không gian văn hóa ca trù trải dài khắp 16 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.