“Bông hoa rừng” giành lấy những đứa trẻ bị chôn sống về làm con

Y Byen hạnh phúc bên các con.
Y Byen hạnh phúc bên các con.
(PLO) - Cho đi, chia sẻ yêu thương là phương châm sống của Y Byen (28 tuổi, ngụ làng Piơm, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai). Có lẽ vậy mà khi mới 14 tuổi, cô gái này đã dang rộng vòng tay cưu mang, che chở cho đứa trẻ suýt bị dân làng chôn sống theo hủ tục. Bây giờ, ngôi nhà của gia đình cô lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười trẻ thơ.

Làm “mẹ” ở tuổi 14

Trước đây, người dân tộc Bana ở tỉnh Gia Lai vẫn giữ hủ tục chôn sống con theo mẹ đã chết. Họ cho rằng, nếu không chôn con theo mẹ thì hồn ma người mẹ sẽ về đòi con và bắt người dân trong làng.

Năm 2004, cô bé Y Byen khi ấy mới 14 tuổi cùng mẹ của mình đang đi bán áo quần cũ ở làng Tơ Măn (ở xã Đê Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) thì nghe tin có một phụ nữ vừa sinh con nhưng không may qua đời. Theo tập tục của dân làng, đứa bé sẽ phải chôn chung với người mẹ xấu số. Ngay lập tức, Y Byen tức tốc chạy xuống, xin dân làng và người thân để cho cậu bé được sống.

Những người họ hàng của cháu bé nói mẹ cháu chết rồi giờ không chôn theo thì cháu cũng chết, nuôi không được. Nghe thế, Y Byen liền bảo, hiện tại cháu vẫn còn sống nên sẽ xin về nuôi và làm mẹ cháu bé. Một hồi lâu suy nghĩ, người thân của cháu bé cũng đồng ý để Y Byen đứa cháu bé đi.

“Khi ấy, tôi chưa đủ tuổi để nhận con nuôi nên mọi thủ tục đều do cha mẹ làm. Tôi đặt tên cháu là Y Song, ý nói con là do trời cho. Nhà tôi lúc đó cũng rất nghèo, Y Song nhiều lúc phải uống nước cơm để đỡ đói. May sao trời thương, con vẫn mạnh khỏe và lớn lên từng ngày”, Y Byen tâm sự.

11 năm sau ngày bé Y Song về với gia đình Byen, một mối duyên mẫu tử lại đến với Y Byen. Đó là ngày 10/8/2015, trong chuyến đi công tác ở huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), Y Byen nghe tin gia đình một người quen vừa nhặt được một bé sơ sinh tại nghĩa địa. Ngay lập tức, cô chạy đến để gặp đứa bé.

“Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh của cháu lúc đó. Vì sinh bị thiếu tháng nên cháu chỉ nhỏ bằng bắp tay mình thôi, dây rốn vẫn chưa được cắt và chưa hề được tắm rửa gì cả. Tôi bế bé lên và nói: “Con ơi, từ nay con có mẹ rồi”. Thế rồi bàn tay bé xíu của cháu nắm lấy ngón tay tôi, có lẽ đó là tình mẫu tử. Tôi đặt tên cháu là Y Sơn, nghĩa là mạnh mẽ, cao lớn như một ngọn núi”, Y Byen chia sẻ.

Thời điểm năm 2015, dân làng Piơm đồn thổi với nhau rất nhiều về tình trạng bắt cóc trẻ em. Chính vì vậy, việc Y Byen chưa có chồng nhưng lại đem một đứa trẻ sơ sinh về nuôi khiến mọi người bàn tán. Thế nhưng, nhờ có sự ủng hộ của gia đình, Y Byen đã vượt qua tất cả để nuôi nấng đứa trẻ. 

Ông Y Byơm (70 tuổi, cha của Y Byen) cho biết: “Khi Y Byen nhận Y Sơn cũng có hỏi ý kiến tôi. Tôi đồng ý, nhưng cũng dặn con rằng phải cố gắng làm việc, kiếm tiền để nuôi những đứa trẻ. Sau này cha mẹ có mất đi chăng nữa, con cũng phải tiếp tục nuôi và dạy dỗ chúng nên người, không để chúng phải đi làm nông nữa”.

Lấy các con làm động lực

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi tốt nghiệp THPT, Y Byen thi vào Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Gia Lai rồi trở thành ca sĩ nhờ chất giọng mạnh mẽ trời phú. Năm 2011, cô gái Y Byen này thi tuyển viên chức vào Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San (tỉnh Gia Lai). Y Byen còn xin nhận đi hát đám cưới, hát ở hội nghị kiếm tiền trang trải nuôi con.

Y Byen bảo, mỗi khi nghe các con gọi mẹ, cô có cảm xúc thiêng liêng, khó tả. “Làm mẹ, tôi biết cần phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ các con nên người, dù cuộc sống khó khăn đến mấy cũng sẽ cố gắng”, Y Byen cho biết. 

28 tuổi, Y Byen chưa mở rộng tấm lòng nói lời yêu thương, hẹn thề đôi lứa. Nhiều lần cô cũng ao ước mình có một mái ấm gia đình, có một người chồng bên cạnh để sẻ chia những khó khăn trong lúc nuôi con. Nhưng rồi nghĩ phải lo cho các con nên người nên đành gác lại những suy nghĩ của mình. 

“Nhìn các con khôn lớn nên người là tôi cảm thấy hạnh phúc rồi. Tôi lấy các con làm động lực, nguồn sức mạnh mà vượt qua tất cả. Bất cứ lúc nào, tôi cũng phải để cho các con thấy chúng có một người mẹ mạnh mẽ và chỉ khi thấy các con vui đùa là tôi quên hết mọi chuyện”, Y Byen bộc bạch.

Nói rồi, Y Byen tâm sự: “Ngoài tình yêu thương dành cho các con, tôi cũng muốn gửi gắm đến dân làng, hãy bỏ những hủ tục lạc hậu để hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Đừng vì những quan niệm cổ hủ mà bỏ những sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp”.

Theo ông Trần Quang Tâm - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, Y Byen là một ca sĩ có chất giọng tốt của nhà hát. Cô tham gia nhiều chương trình và đạt được rất nhiều thành tích. Là một người chưa có chồng con, nhưng Y Byen lại dám hy sinh cuộc sống của mình để nhận hai đứa con nuôi dù thu nhập từ việc đi làm, đi hát không nhiều.

“Tôi nghĩ hiếm có người phụ nữ nào làm được như Y Byen. Đó là điều rất đáng quý và trân trọng. Chúng tôi cũng thường xuyên động viên, hỏi thăm và tạo điều kiện hết sức để Y Byen được đi biểu diễn nhiều nhằm có thêm thu nhập lo cho các con của mình”, ông Tâm cho biết.

Ông Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, cho biết: “Tôi biểu dương, trân trọng những việc làm hết sức ý nghĩa của Y Byen và mong muốn Y Byen sẽ tiếp tục phát huy những việc làm ý nghĩa đó. Qua đây, tôi cũng đề nghị các cấp các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về gương người tốt, việc tốt; trong đó, có tấm gương của Y Byen nhằm phổ biến, nhân rộng trong các tầng lớp nhân dân.
Đồng thời, các cấp các ngành, chính quyền địa phương cần tập trung tuyên truyền, vận động người đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng sâu, vùng xa bãi bỏ những hủ tục lạc hậu”

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.