Báo động tình trạng nhân danh văn hóa “ném đá” người khác

Chửi rủa, mạt sát nhau trên mạng có thể bị ngồi tù từ 2-7 năm.
Chửi rủa, mạt sát nhau trên mạng có thể bị ngồi tù từ 2-7 năm.
(PLO) - Suy nghĩ sai lầm khi cho rằng thế giới mạng chỉ là thế giới ảo, muốn làm gì, nói gì đều không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, một số cư dân mạng chọn cách tranh cãi, mạt sát, chửi rủa những người có hành động chưa hoặc không văn hóa, thay vì tìm cách chứng minh cách nhìn nhận của mình đúng. Điều này vô tình hay hữu ý gây ức chế, “tra tấn” tinh thần người khác.

Bị “mưa đá văn hóa” dội xuống đầu

Mới đây, trong một phóng sự về văn hóa lễ hội được phát sóng trên truyền hình, việc nhà báo K.T xuất hiện trên màn hình khiến một số cư dân mạng bức xúc và “ném đá”. Những tưởng việc “trót dại” “cầm nhầm đồ” ở siêu thị các nước Thụy Điển và Anh hơn 10 năm trước của K.T rơi vào quên lãng thì nay lại “nóng hổi” trở lại. Nhiều cư dân mạng cho rằng, sau khi bị bắt khi ăn cắp đồ, K.T “trắng án”, không bị ngồi tù bởi có giấy của bác sỹ xác nhận K.T bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang.

Vậy, người bị bệnh tâm thần tại sao vẫn được lên sóng quốc gia, nhất là hành động “cầm nhầm đồ” ở siêu thị lại càng không có tư cách để rao giảng chuyện nét đẹp văn hóa. Một số cư dân mạng đưa ra câu hỏi: “K.T bị tâm thần hay kẻ cắp?”.

“Hình ảnh cô K.T không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện?” hay “Không hiểu VTV thiếu gì người trẻ, đẹp, giỏi hơn K.T, vì sao cứ phải để cho cô này xuất hiện trên màn ảnh?” - Đó là những bình luận của một số dân mạng, thậm chí họ còn “tặng” K.T nhiều lời cay nghiệt, miệt thị hơn. 

Không chỉ riêng K.T còn có rất nhiều người khác là nạn nhân của “trào lưu ném đá” trên mạng. Còn nhớ, “trận mưa đá” khủng khiếp đang trút xuống đầu MC T.B.L vẫn không làm thỏa mãn cơn giận của công chúng, có ý kiến yêu cầu dừng “60 phút mở”.

Tương tự, chỉ vài phút sau bản tin thời sự về an toàn giao thông, cộng đồng mạng đã chia sẻ đoạn clip nam MC của một Đài Truyền hình lỡ miệng “chúc quốc tang nhiều niềm vui”. Phát ngôn “lỡ miệng” này đã nhận nhiều lời chỉ trích gay gắt của cộng đồng mạng: “Phản ánh trình độ kém của một người và kỹ năng ứng xử kém của một MC”, “bộ mặt của nhà đài” là vậy sao?”. Có một số người sau khi mạt sát với lời lẽ “rắc muối vào vết thương”, vô văn hóa, còn đòi tẩy chay, đòi nhà đài phải cho nghỉ việc anh chàng M.C “không biết trời cao, đất dày” này.

Nạn nhân của trò “ném đá tập thể” không chỉ với người Việt mà còn những người nổi tiếng ở thế giới. Họ thường nhân danh là người có văn hóa để “bạo lực tinh thần” với các nạn nhân. Chỉ cần có một đoạn clip, hình ảnh hay câu nói đáng chú ý bị tung lên mạng xã hội, nhân vật chính, trong đó sẽ phải hứng chịu “hàng tấn gạch đá”.

Bill Gates đăng tải bức ảnh chụp trụ điện dây dợ chằng chịt ở Việt Nam, hình ảnh này đã thu hút gần 40.000 lượt yêu thích và gần 6.000 bình luận. Trong đó phần lớn bình luận là của dân mạng Việt Nam. Họ cùng rủ nhau vào “ném đá”, điểm danh và cãi nhau bằng hàng ngàn bình luận khiếm nhã, có cả những câu chửi thề, nói tục… bằng tiếng Việt.

Cách đây không lâu, trên trang cá nhân của hotboy người Ả Rập Omar Borkan Al Gala, nữ MC người Thái Lan Peaw Sumaporn Wandee… cũng từng bị “tấn công” bởi bình luận phản cảm, vô văn hóa của một số dân mạng Việt Nam. Không ít thành viên người nước ngoài đã “nổi đóa”, bày tỏ bức xúc trước cách hành xử vô văn hóa này của người Việt. 

Mạt sát người khác có thể bị đi tù

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng facebook và mỗi người dành trung bình 2,5 giờ để lướt facebook mỗi ngày. Thế nhưng, mạng xã hội không có tội mà tội ở đây xuất phát từ văn hóa ứng xử của người dùng.  

Không ít người, đặc biệt là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội như một công cụ để xả stress, để soi mói cuộc sống của người khác và thể hiện cái tôi có phần tầm thường và ít va chạm xã hội, hoặc có định kiến với xã hội của mình. Sự nhanh chóng của Facebook, với việc có thể đưa lên ngay lập tức theo thời gian thực một quan điểm, càng khiến họ trở nên thiếu suy nghĩ, càng bộc lộ sự thiếu chín chắn của mình. Do sức lan tỏa của mạng nhanh tới mức chóng mặt nên rất nhiều người bị cuốn hút vào một sự việc, rồi không ngần ngại đưa ra những bình luận ác ý không cần biết đúng, sai.

Một người dùng lời lẽ thô tục để nói về ai đó có thể biểu thị đó là người kém văn hóa, thiếu lịch sự. Ngoài ra, khi ứng xử thiếu tôn trọng nhau thì có thể gây ra những hậu quả khó lường. Đã có trường hợp vì bình phẩm nhau trên facebook dẫn đến mâu thuẫn và “giải quyết” mâu thuẫn bằng bạo lực.

PGS, TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển cho rằng: “Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận và định hướng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho giới trẻ hiện nay một cách nghiêm túc. Văn hóa tranh luận đòi hỏi các bên cần phải tôn trọng lẫn nhau, không được mạt sát, công kích đối phương bằng việc quy chụp, đánh giá cá nhân bằng cảm tính, không có dẫn chứng, căn cứ.

Tôi nghĩ, chúng ta cần nêu tên tuổi, chức danh, nơi ở người dùng mạng khi có hành vi này”. Nói về cách ứng xử trên mạng xã hội, PGS, TS Lê Quý Đức nhắn nhủ: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.