Kênh đào Panama, cuộc cách mạng trong ngành vận tải biển

Kênh đào Panama là tuyến đường biển nối liền hai đại dương
Kênh đào Panama là tuyến đường biển nối liền hai đại dương
(PLO) - Kênh đào Panama là con gà đẻ trứng vàng đem về hàng năm một tỷ đô la thu nhập cho nhà nước. 100 năm sau khi đi vào hoạt động, đây là nơi 5% các dịch vụ giao thương bằng đường biển của toàn cầu phải đi qua. 

Vắt ngàng eo đất Panama, có chiều dài 77 km, con kênh nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Công trình xây dựng vĩ đại này đã làm thay đổi cục diện của ngành vận tải đường biển, rút ngắn lộ trình của các chuyến tàu chở hàng, qua đó giảm bớt tốn kém không biết bao nhiêu mà nói cho các thương gia.

Khi con kênh chưa được hình thành, tàu chở hàng từ New York miền đông nước Mỹ sang một thành phố ở miền tây như là San Francisco phải vượt 22,5 ngàn km, vòng mãi xuống tận Mũi Sừng ở cực nam Chilê. Với kênh đào Panama, khoảng cách bằng đường biển giữa New York và San Francisco chỉ còn là 9,5 ngàn km, tức chỉ bằng chưa đầy phân nửa so với trước.

22 ngàn công nhân thiệt mạng

Những ý tưởng về một tuyến đường biển nối liền hai đại dương đã nảy sinh từ đầu thế kỷ thứ XVI. Nhưng mãi đến năm 1880, nhà ngoại giao Pháp Ferdinand de Lesseps sau khi đã thành công với kênh đào Suez ở Ai Cập đã dễ dàng huy động vốn cho kênh đào Panama.

Công trình được chính thức khởi công ngày 1/1/1882. Tiếc là Lesseps đã không gặp may: Tháng Chín năm đó, một trận động đất lớn ngay trên eo đất Panama đã chôn vùi luôn cả tập đoàn do Lesseps làm chủ. Trị giá cổ phiếu của dự án “thế kỷ” tan thành mây khói.

Tiếp theo đó là là dịch bệnh, là những khó khăn về kỹ thuật chồng chất trong việc xây dựng kênh đào ngàn mực nước biển, khí hậu khắc nghiệt của vùng Trung Mỹ gây thêm khó khăn.

Ngay cả sau khi kỹ sư Gustave Eiffel khắc phục được khó khăn kỹ thuật với giải pháp xây 10 âu thuyền để điều chỉnh mực nước, công trình vẫn bị chậm trễ. Cái giá phải trả cả về vật chất lẫn nhân lực ngày càng tăng cao. Do bệnh tật, chủ yếu là bệnh sốt huyết vàng, đã có ít nhất 22 ngàn công nhân thiệt mạng vì kênh đào Panama trong thời gian từ năm 1881 - 1889. Tập đoàn quản lý công trình xây dựng kênh đào tuyên bố phá sản năm 1889.

Tất cả các cỡ tàu thuyền đều có thể đi ngang qua kênh đào
Tất cả các cỡ tàu thuyền đều có thể đi ngang qua kênh đào

Đến năm 1903, Pháp chuyển nhượng lại quyền khai thác cho Hoa Kỳ. Bản thân Panama cũng hoan nghênh việc Mỹ tham gia, một phần là để cảm ơn nước Mỹ đã giúp cho quốc gia này giành độc lập, tách rời khỏi Colombia.

Dưới sự điều hành của kỹ sư quân đội Mỹ George Washington Goethals, dự án kênh đào dựa vào ba hệ thống âu tàu và các hồ nước nhân tạo. Phải mất thêm 10 năm nữa, kênh đào Panama mới hoàn thành. Ngày 15/8/1914 tàu chở hàng Ancon khai trương con kênh. Kể từ khi đi vào hoạt động, kênh đào Panama được đặt dưới sự quản lý của chính phủ Mỹ cho tới năm 1999 trước khi Washington trao trả lại cho Panama.

Tất cả cỡ tàu có thể đi qua

Trong một trăm năm hoạt động vừa qua, kênh đào Panama đã trở thành cửa ngõ chiến lược của ngành vận tải đường biển. Hàng năm có tới 14 ngàn tàu thuyền, gần 300 triệu tấn hàng đi qua đây. Tất cả các cỡ tàu thuyền đều có thể đi ngang qua kênh đào, từ du thuyền đến những chiếc tàu chở hàng cồng kềnh có kích thước tối đa theo chuẩn mực gọi là Panamax. Trung bình mỗi ngày có tới 40 tàu thuyền sử dụng con kênh này.

Khoảng 5% giao thương đường biển của thế giới, và nếu không kể tàu chở dầu thì có tới 20% hàng hóa của toàn cầu phải đi qua con kênh này. Công trình xây dựng nói trên bảo đảm đến gần 10% thu nhập của nhà nước Panama.

Ngoài tầm mức quan trọng của kênh đào Panama với các hoạt động thương mại bằng đường biển, công trình này còn là một địa điểm du lịch có tiềm năng. Đây là nơi rất nhiều du thuyền tham quan vùng Alaska với vùng biển Caribê phải đi qua và tàu thường dừng lại ở cảng Panama.

Nhờ kênh đào, Panama đang từ một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của Hoa Kỳ trở thành hải cảng quốc tế. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp qua vốn đầu tư của Mỹ, Trung Quốc Đài Loan, Mêhicô và của châu Âu. Đặc biệt là kể từ khi giành lại được quyền khai thác con kênh, Panama đã trở thành một địa điểm phân phối hàng hóa quan trọng của thế giới, một chặng then chốt và chiến lược của ngành vận tải đường biển.

Bước đột phá của kênh đào Panama trước hết là về mặt kỹ thuật: Các kỹ sư Pháp rồi Mỹ ở vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã sử dụng hệ thống khóa nước cho phép điều chỉnh mực nước giúp cho tàu thuyền có thể dễ dàng di chuyển tại những vùng có chênh lệch về mực nước.

Với kênh đào Panama các âu tàu được thiết kế đã cho phép nâng mực nước biển Caribe lên gang với mực nước của hồ Gatun, khắc phục được cách biệt có thể lên tới đến 26m. Thế rồi khi tàu hướng về Thái Bình Dương thì lại phải hạ mực nước xuống để ngang tầm với mực nước biển ở Thái Bình Dương.

Tương lai hứa hẹn kỷ lục mới

Vào năm 1934 tức ba thập niên sau khi bắt đầu phục vụ cho ngành chuyên chở hàng hải, khả năng tối đa đón tiếp các tàu chở hàng của con kênh là 80 triệu tấn hàng một năm.

Một số công nhân Mỹ tham gia xây dựng công trình
Một số công nhân Mỹ tham gia xây dựng công trình

Đến năm 2005 khả năng đó đã được nhân lên hơn gấp ba lần, để đạt khoảng 280 triệu tấn/năm. Thế nhưng kênh đào đã đụng phải giới hạn tối đa và con kênh Panama đứng trước nhiều thử thách.

Thứ nhất là sự cạnh tranh của nhiều dự án đào kênh khác trong vùng. Mêhicô hay Colombia đã có kế hoạch đào một con kênh lớn hơn, rộng hơn kênh Panama để đón các loại tàu có kích cỡ lớn. Bên cạnh đó là hai kế hoạch xây dựng đường sắt nối liền hai bờ đông - tây. Xa hơn một chút là đe dọa của nhiều chủ tàu dọa tẩy chay con kênh vì lệ phí quá đắt.

Thách thức thứ nhì đặt ra cho cơ quan quản lý và khai thác kênh đào là biến đổi khí hậu: nếu như trong tương lai, nhiệt độ của trái đất bị hâm nóng làm tan băng, nước biển từ Bắc Băng Dương dâng lên, mở ra những tuyến đường hàng hải mới. Khi đó khoảng cách giữa châu Âu và châu Á bằng đường biển sẽ lại càng được thu hẹp lại.

Thứ thách thứ ba đối với Panama là do công trình này liên tục được chiếu cố trong 100 năm qua, sự hiện diện của tàu thuyền, cũng như các hoạt động ngày càng nhiều trong khu vực gây ô nhiễm cho môi trường, cho các loài động thực vật biển, đe dọa đến sự đa dạng sinh thái của cả một vùng Trung Mỹ. 

Sau cùng đe dọa trực tiếp lớn nhất đối với kênh đào Panama là hồ Gatun cạn nước và sự tàn phá tự nhiên của các khu rừng nhiệt đới. 

Ý thức được tất cả những thách thức nói trên chính quyền Panama từ năm 2007 đã tiến hành dự án mở rộng và nâng cấp kênh đào. Quốc tế ngày càng sử dụng tàu với kích thước cỡ hậu Panamax có khả năng chở đến 12.000 contener thay vì 4.400 như hiện tại. Để đạt được mục tiêu này, Panama phải mở thêm một lối dẫn nước, đào một đoạn kênh mới, xây dựng thêm âu tàu, nạo vét các lối vào kênh, thay đổi hệ thống dây kéo, đường ray, thiết bị kiểm soát âu tàu mới.

Mục tiêu của kế hoạch trung tu và mở rộng kênh đào để đón các hạng tàu lớn hơn, nâng khả năng chuyên chở lên thêm ít nhất là 20%. Kênh đào Panama mở rộng trong gần hai thập niên nữa sẽ đem về hàng năm ba tỷ USD cho chính quyền Panama.

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi.