Gameshow dành cho người khởi nghiệp

Một Startup đang giới thiệu dự án của mình cho khách tham quan triển lãm top 100 Startup của Shark Tank. Ảnh: Võ Anh Tuấn
Một Startup đang giới thiệu dự án của mình cho khách tham quan triển lãm top 100 Startup của Shark Tank. Ảnh: Võ Anh Tuấn
(PLO) - Không chỉ là một chương trình truyền hình thực tế (gameshow) mà còn là cơ hội cho các bạn trẻ được hỗ trợ ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp. Phần thưởng dành cho người chơi là những khoản đầu tư mạo hiểm của các doanh nhân tham gia chương trình. Đó là diện mạo chính của chương trình truyền hình thực tế “Shark Tank” dự kiến chính thức lên sóng Đài Truyền Hình Việt Nam VTV3 vào 10h00 sáng Chủ Nhật hằng tuần, từ tháng 4/2017.

Shark Tank là chương trình truyền hình thực tế nhằm kết nối những bạn trẻ khởi nghiệp (Startup) sáng tạo và đầy khát vọng với các nhà đầu tư mạo hiểm (Shark). Startup là những bạn trẻ khởi nghiệp, giữ vai trò người chơi. Shark là các doanh nhân hoặc đại diện quỹ đầu tư... có nhu cầu đầu tư.

Chương trình sẽ “tường thuật” lại quá trình thương thuyết giữa Startup và  Shark. Startup sẽ trình bày về sản phẩm, mô hình kinh doanh độc đáo, khả năng phát triển trong tương lai, nhu cầu về vốn… của mình để thuyết phục Shark đầu tư. Sau khi nghe trình bày, Shark có thể thương thuyết với Startup về số vốn đầu tư và hình thức đầu tư. Startup thuyết phục được Shark thì sẽ nhận được đầu tư, nếu không sẽ ra về tay không. 

Chương trình sẽ giúp cho các bạn trẻ được nâng đỡ ngay từ bước đầu khởi nghiệp nhưng cũng căng thẳng nghẹt thở với các nhà đầu tư. Trong một thời gian rất ngắn, họ phải quyết định có đầu tư hay không. Vì vậy sự thuyết phục và phản biện, những yếu tố bất ngờ, đầy kịch tính sẽ là điểm nhấn khiến khán giả luôn chờ đợi đến giờ phát sóng của mỗi tập Shark Tank.

Shark Tank đã thành công tại hơn 30 quốc gia với hơn 300 triệu lượt người xem trên toàn cầu. Tại Mỹ, chương trình nhận được 250 ngàn đơn đăng ký tham gia mỗi mùa và tỷ lệ các vụ thương thuyết thành công là 48%. Shark Tank đã nhận được 5 giải thưởng Emmy cho format truyền hình thực tế hấp dẫn nhất. Tại Việt Nam, Shark Tank được phối hợp thực hiện bởi công ty TV Hub, công ty Capella Việt Nam. 

Ngày 10/01/2017, đơn vị tổ chức đã giới thiệu top 100 Startup lọt vào vòng ghi hình và thương thuyết với các nhà đầu tư Shark. Đây là những người chơi được tuyển chọn từ tháng 09/2016 tại Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Mục tiêu thành công trong Shark Tank mùa 1 là 30 thương vụ (chiếm khoảng 40%).

Shark Tank không chỉ là thử thách cho các Startup để  nhận được đầu tư mà còn là cơ hội chinh phục trái tim của cộng đồng bằng cách truyền cảm hứng về tầm nhìn, ý tưởng sáng tạo và khát vọng phát triển nó trong tương lai. Vì vậy, chương trình được đánh giá là rất nhân văn. 

Ông Trần Việt Thanh, thứ trưởng bộ Khoa Học & Công Nghệ "Shark Tank có giá trị thúc đẩy các doanh nghiệp còn non trẻ, có hoài bão kinh doanh để giúp các bạn trẻ được hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, đóng góp cho xã hội.". Ảnh: Võ Anh Tuấn
Ông Trần Việt Thanh, thứ trưởng bộ Khoa Học & Công Nghệ "Shark Tank có giá trị thúc đẩy các doanh nghiệp còn non trẻ, có hoài bão kinh doanh để giúp các bạn trẻ được hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, đóng góp cho xã hội.". Ảnh: Võ Anh Tuấn

Phát biểu tại buổi ra mắt top 100 Startup, ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng bộ Khoa Học & Công Nghệ đánh giá gameshow Shark Tank "có giá trị thúc đẩy các doanh nghiệp còn non trẻ, có hoài bão kinh doanh để giúp các bạn trẻ được hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, đóng góp cho xã hội.".

Format chương trình Truyền hình Thực tế Shark Tank

Mỗi tập phát sóng chương trình gồm 3 – 5 lượt pitch. Mỗi Pitch có 3 phần:

PHẦN 1: NGƯỜI CHƠI THUYẾT TRÌNH

- Sản phẩm, giá trị , sự độc đáo, sáng tạo

- Mô hình kinh doanh

- Tài chính, con người

- Kế hoạch phát triển trong tương lai

- Số tiền muốn được đầu tư

PHẦN 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ THƯƠNG THUYẾT VỚI SHARK

Người chơi và Shark có thể thương thuyết về số vốn đầu tư và hình thức đầu tư như:

- Đổi lấy cổ phần

- Chia doanh thu, lợi nhuận

PHẦN 3: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ: OUT or IN

Nhà đầu tư (Shark) sẽ đưa ra quyết định của mình. Trong trường hợp người chơi KHÔNG HÀI LÒNG với đề nghị góp vốn của SHARK họ có quyền từ chối và ra về.

AFTER DEAL: sau khi người chơi đã rời khỏi phòng, người chơi được phỏng vấn lý do họ chọn/không chọn SHARK; SHARK giao lưu về lý do họ đưa ra quyết định đầu tư/không đầu tư.

Đọc thêm

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.