Đường Hồ Chí Minh - những “cuộc đua tổng lực” suốt 19 năm

Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (QL14) hoàn thành sau 18 tháng thi công (vượt tiến độ hơn 1 năm so với yêu cầu của Quốc hội)
Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (QL14) hoàn thành sau 18 tháng thi công (vượt tiến độ hơn 1 năm so với yêu cầu của Quốc hội)
(PLO) - Sau gần 2 thập kỷ nỗ lực, hơn 2.000km đường Hồ Chí Minh đã hình thành ngay dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Đúng khoảng thời gian này 19 năm trước (11/8/1999 - 11/8/2018), Ban quản lý dự án (PMU) đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) được thành lập để thực hiện nhiệm vụ quan trọng: làm đại diện chủ đầu tư thực hiện công trình đường Hồ Chí Minh, xuyên từ cực Bắc đến cực Nam Tổ quốc, theo trục hiểm trở phía Tây đất nước.

Ông Lâm Văn Hoàng - Giám đốc PMU đường Hồ Chí Minh cho biết, từ những ngày đầu khởi công, dự án đã như một “cuộc đua tổng lực”, với sự tham gia của các đơn vị khảo sát thiết kế, thi công chuyên nghiệp của các Bộ GTVT, Quốc phòng, Xây dựng, lực lượng thanh niên xung phong và các đơn vị mạnh của các địa phương nơi tuyến đường đi qua.

Dự án là một thử thách rất lớn của ngành GTVT với những nguy cơ tiềm ẩn. Con đường chạy qua những khu vực có địa hình hiểm trở núi cao, vực sâu, địa chất phức tạp cùng hàng nghìn tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

Để khởi công được vào năm 2000, các kỹ sư, chiến sĩ đã dầm mưa, dãi nắng để khảo sát địa hình, vạch tuyến cũng như tiến hành rà soát, xử lý bom mìn. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết khắc nghiệt cũng tạo ra những thách thức đòi hỏi nghị lực rất lớn của con người.

Đại diện chủ đầu tư - PMU đường Hồ Chí Minh kiểm tra dự án thi công đoạn qua Chợ Mới - Chợ Chu
Đại diện chủ đầu tư - PMU đường Hồ Chí Minh kiểm tra dự án thi công đoạn qua Chợ Mới - Chợ Chu

Sau 19 năm, đến nay, đường Hồ Chí Minh đã tiến tới gần cuối giai đoạn 2, đã hoàn  thành, đưa vào sử dụng khoảng 2.180km/2.744 km và khoảng 258km tuyến nhánh, trong đó điểm đáng chú ý nhất là đoạn đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên.

Cụ thể, chỉ sau một thời gian ngắn chuẩn bị và sau 1,5 năm triển khai thi công (từ cuối năm 2013 đến tháng 6/2015), toàn bộ 419km đi qua 5 tỉnh Gia lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước đã hoàn thành, vượt tiến độ hơn 1 năm so với yêu cầu của Quốc hội.

Dự án được đánh giá không chỉ đáp ứng các mục tiêu xây dựng và phát huy ngay hiệu quả đầu tư khi đóng vai trò là “xương sống” thứ 2 của đất nước, hỗ trợ giảm tải cho QL1, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới phía Tây Tổ quốc mà còn tạo điều kiện thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và du lịch cho các địa phương phía Tây đất nước, những vùng đất vốn hoang sơ, nghèo khó.

Được biết, theo các Nghị Quyết của Quốc Hội, đường Hồ Chí Minh sẽ được nối thông  toàn tuyến tối thiểu 2 làn xe vào năm 2020, sau năm 2020 sẽ nghiên cứu đầu tư nâng cấp 1 số đoạn thành đường cao tốc.

Hiện nay, Bộ GTVT, PMU đường Hồ Chí Minh đang nỗ lực để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu mà nói trên.

Với sự nỗ lực của hàng trăm, ngàn con người suốt gần 2 thập kỷ qua, công trình đường Hồ Chí Minh vừa được vinh danh trở thành 1 trong 8 công trình được bình chọn trong chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn những công trình” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức.

Đại diện chủ đầu tư - PMU đường Hồ Chí Minh coi đây là nguồn động lực để tiếp tục với những “cuộc đua tổng lực” mới, nhằm nối thông con đường mang tầm vóc thể kỷ.

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.