Doanh nghiệp tư nhân: Đã “ấm lòng”, nhưng vẫn “cô đơn”..

KTTN không lớn được hay không muốn lớn?
KTTN không lớn được hay không muốn lớn?
(PLO) -Theo ông Hoàng Quang Phòng- Phó Chủ tịch Phong Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với việc Ban chấp hành TW ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW các DN tư nhân đã “ấm lòng”, có niềm tin mạnh mẽ hơn vào tương lai phát triển của mình, nhưng chúng ta cũng rất cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) để khu vực kinh tế này không còn “cô đơn”.

Thiếu trầm trọng doanh nghiệp cỡ vừa

Tại Diễn đàn“Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW - Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển KTTN ", dẫn số liệu của Tổng cục thống kê, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên HĐTV Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia cho biết, khu vực KTTN hiện đang đóng vai trò vô cùng quan trọng cho nền kinh tế khi đã đóng góp 43% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước, đóng góp 30% cho ngân sách nhà nước.

Diễn đàn“Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW - Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển KTTN ",
Diễn đàn“Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW - Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển KTTN ",

Vấn đề đặt ra là  vốn đầu tư cho kinh tế ngoài nước chiếm khoảng 39% gần tương đương vốn cho kinh tế nhà nước gần 38%, nhưng đóng góp cho GDP 43% trong khi khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm 29% GDP.

"Kinh tế ngoài nhà nước ICOR luôn thấp hơn khu vực kinh tế nhà nước, đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả hơn. Đáng buồn là chỉ số ICOR này trong suốt 15 năm không hề giảm, hệ số chung từ 4,3-5 lần....”- Chuyên gia phân tích. 

Về quy mô DN, theo VCCI, trong số các DN tư nhân đang hoạt động thì DN lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, DN vừa chiếm 2%, còn lại 96% là DN nhỏ và siêu nhỏ.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, Giám đốc Nghiên cứu Công ty Nghiên cứu thị trường VietAnalytics, cho rằng nếu so sánh với các khu vực kinh tế khác thì khu vực KTTN chính thức vẫn còn rất nhỏ bé, dù quá trình cổ phần hóa DN nhà nước đang diễn ra. 

 “Điều này phản ánh câu hỏi cần phải trả lời, do khu vực tư nhân khóng  phát triển thành quy mô lớn hay, DN tư nhân không muốn lớn? “- ông Minh đặt vấn đề. Theo chuyên gia này, số DN tư nhân trong top đầu còn rất ít, đặc biệt là trong mảng công nghệ và sản xuất chế biến, vì những ngành này đòi hỏi DN đầu tư bài bản, đầu tư nghiên cứu thị trường, phát triển mạng lưới bên ngoài…

Để doanh nghiệp không “cô đơn”…

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, sự ra đời của Nghị quyết 10-NQ/TW đã trở thành một động lực vô cùng quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đã tạo ra sự phấn khởi cho cộng đồng DN và toàn xã hội.Đặc biệt hơn, Hội nghị TW 5 khóa XII (tháng 5/2017) một lần nữa khẳng định và ưu tiên phát triển KTTN "thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" với mục tiêu đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu DN và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN". Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực KTTN vào GDP đạt khoảng 50% vào năm 2020, 55% vào năm 2025 và khoảng 60 - 65% năm 2030.

“Các DN tư nhân đã ấm lòng, có niềm tin mạnh mẽ hơn vào tương lai phát triển của mình. Nhưng chúng ta cũng rất cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao vai trò của khu vực KTTN…”- Phó Chủ tịch VCCI  khẳng định và nhấn mạnh, con đường để đảm bảo "DN tư nhân không cô đơn" cần có vai trò dẫn dắt thị trường của Nhà nước để tạo lập môi trường bình đẳng, xã hội hoá dịch vụ công và giảm chi phí kinh doanh.

Một nghiên cứu gần đây về các rào cản đối với khu vực DN tư nhân của trường Đại học kinh tế quốc dân cho thấy khu vực KTTN vẫn tiếp tục gặp nhiều rào cản gia nhập ngành, khó tiếp cận vốn ngân hàng và gặp nhiều khó khăn liên quan đến các thủ tục thuế và hải quan.

Cụ thể, xác suất hồ sơ xin vay vốn được chấp nhận giải ngân sẽ bị giảm khoảng 23,7 đến 26 điểm phần trăm nếu DN nộp hồ sơ thuộc DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, sẽ tăng khoảng từ 2,3 đến 2,8 điểm phần trăm nếu đó là DN thuộc sở hữu Nhà nước. Tính toán từ mẫu điều tra 699 DN của Báo cáo cho thấy khu vực tư nhân phải tiêu tốn nhiều thời gian cho các thủ tục này nhiều hơn so với khu vực DN nhà nước. Có tới 34,1% DN khu vực tư nhân phản ánh phải bỏ ra trên 20% thời gian trong một tháng để giải quyết các thủ tục thuế và hải quan, trong khi con số này ở khu vực DN nhà nước chỉ là 14,7%.

Ngoài những khó khăn đặc thù như trên, khu vực KTTN cũng gặp phải những thách thức tương tự như các DN khác trong nước như về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, chi phí lương và bảo hiểm ngày càng cao, chi phí logistics lớn...

 “ Vốn, thuế, gia nhập ngành…,  là những cào cản của khu vực KTTN, nhưng đây không phải là rào cản quan trọng nhất. Điều quan trọng để khu vực KTTN phát triển là làm thế nào để DN tư nhân tin rằng nếu đầu tư bài bản thì họ vẫn có cơ hội phát triển và mang lại nhiều lợi ích hơn…”- Chuyên gia Đinh Tuấn Minh khẳng định./.

Rào cản nhận thức

TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, rào cản lớn nhất là nhận thức. Theo ông, từ trong nhận thức một số người vẫn chưa từ bỏ được thói quen phân biệt DN dựa trên hình thức sở hữu, dư luận xã hội vẫn có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với đội ngũ doanh nhân và đặc biệt là khối DN tư nhân.

Về phía DN, bản thân nhiều DN Việt chưa chủ động thay đổi đáp ứng được các yêu cầu về chiến lược kinh doanh, quản trị DN, ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý lao động, và đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt các DN không mấy hứng thú với cách thức phát triển bền vững, chủ yếu phát triển theo hướng “mì ăn liền”, chưa chú trọng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu . Do đó, bản thân các doanh nhân, DN phải tự làm mới mình để tạo ra những bước đột phá. 

Đồng thời, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, ông Kiên cho biết, cơ quan quản lý nhà nước và đội ngũ DN, doanh nhân Việt Nam cần có tư duy đột phá để vừa thực hiện tốt việc phát triển kinh tế, đảm bảo lợi nhuận cho đồng vốn đầu tư, nhưng đồng thời cũng phải thực hiện trách nhiệm xã hội để đất nước có thể phát triển bền vững.

Để làm được điều ngày, đội ngũ doanh nhân cần chú trọng cải thiện năng lực quản trị, tiếp thu được thành quả của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới để có thể hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội của DN, doanh nhân.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.