Đằng sau vụ phá sản của Air Berlin

Hãng hàng không lớn thứ 2 của Đức Air Berlin
Hãng hàng không lớn thứ 2 của Đức Air Berlin
(PLO) -Sau gần 1 tháng đệ đơn xin phá sản do làm ăn thua lỗ, ngày 11-9, hãng hàng không Air Berlin thông báo, các chuyến bay của Air Berlin từ thành phố Berlin và Duesseldorf đến các thành phố của Mỹ và các nước vùng Caribe sẽ ngừng hoạt động kể từ ngày 25-9.

Việc tiếp tục cắt bỏ thêm nhiều tuyến bay đường dài nhằm giảm quy mô đội bay và chi phí hoạt động trong thời gian tìm kiếm nhà đầu tư mới của hãng hàng không Air Berlin được dư luận và giới chuyên môn quan tâm. 

Bởi Chính phủ Đức từng tuyên bố, cấp cho Air Berlin khoản tín dụng khẩn cấp trị giá 150 triệu euro để duy trì các chuyến bay theo kế hoạch đến cuối tháng 11-2017. Trong tuyên bố đưa ra ngày 15-8, hãng hàng không Air Berlin cho biết, đã nộp đơn xin phá sản lên tòa án Berlin - Charlottenburg do làm ăn thua lỗ triền miên.

Ngay sau khi Air Berlin nộp đơn xin bảo hộ phá sản, Chính phủ Đức đã quyết định hỗ trợ khoản tín dụng 150 triệu euro để hãng này duy trì hoạt động trong vòng 3 tháng. Khoản vay này giúp bảo vệ tạm thời công ăn việc làm của hơn 7.200 nhân viên Air Berlin.

Bộ trưởng Kinh tế Brigitte Zypries đã phản bác lại những chỉ trích của lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP), ông Christian Lindner, liên quan đến khoản tín dụng 150 triệu euro dành cho Air Berlin. Theo bà Brigitte Zypries, chính phủ đã hành động nhanh chóng và dứt khoát để giải quyết khủng hoảng và những chỉ trích của ông Christian Lindner là “quá gay gắt và vô căn cứ”.

Bởi việc tuyên bố phá sản của Air Berlin sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động vận tải hàng không ở Đức, nhất là đối với những hành khách đã đặt vé trước. Và đó là một trong những lý do chính khiến Chính phủ Đức phải cấp cho Air Berlin khoản tín dụng khẩn cấp kể trên.

Đây là cái kết buồn đối với hãng hàng không danh tiếng một thời như Air Berlin. Giới chuyên gia cho rằng, Air Berlin không thể thắng trong cuộc cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ ở Đức và nước ngoài. Giới kinh doanh cho rằng, tình hình kinh doanh của Air Berlin bắt đầu đi xuống từ năm 2008 và thảm hại nhất là 2 năm qua, khi thua lỗ 447 triệu euro trong năm 2015 và 780 triệu euro năm 2016, khiến hàng hãng không này phải gánh khoản thua lỗ hơn 1,2 tỷ euro.

Máy bay của Hãng hàng không Air Berlin tại sân bay ở Berlin
Máy bay của Hãng hàng không Air Berlin tại sân bay ở Berlin

Theo giới chuyên môn, 1 năm trước (tháng 9-2016), Air Berlin bắt đầu thực hiện kế hoạch tái cơ cấu với việc cắt giảm đội bay từ 144 máy bay xuống còn 75 chiếc, đồng thời cắt giảm 1.200 nhân sự trong tổng số 8.600 nhân viên nhằm tiết giảm tối đa chi phí, nhưng vẫn không cứu vãn được tình thế.

Đưa ra tuyên bố phá sản sau khi Etihad Airways ngừng rót vốn được coi là nguyên nhân trực tiếp khiến Air Berlin có thảm cảnh hiện nay, nhưng giới chuyên môn lại có nhận định khác. Bởi theo họ nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất đến từ việc Air Berlin không thế cạnh tranh với Lufthansa và đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ ở châu Âu như Ryanair, EasyJet…

Và khi Air Berlin bị đẩy tới đường cùng cũng là lúc Lufthansa lộ rõ ý đồ sáp nhập khi tuyên bố sẵn sàng đàm phán để mua cổ phần của hãng hàng không lớn thứ hai nước Đức. Theo giới truyền thông, hãng hàng không số 1 của Đức là Lufthansa đã thông báo muốn tiếp nhận một phần Air Berlin và đang trong quá trình đàm phán.

Giới chuyên gia nhận định, việc thâu tóm tài sản của Air Berlin sẽ giúp Lufthansa củng cố vị thế của mình tại thị trường trong nước, tăng sức cạnh tranh đối với đối thủ là các hãng hàng không giá rẻ đến từ nước ngoài. 

Ngày 13-9, Air Berlin tiếp tục phải hủy thêm hơn 30 chuyến bay sau khi 150 phi công vẫn cáo ốm. Trước đó (12-9), Air Berlin thông báo, nhiều sân bay ở Đức như Berlin Tegel, Dueseldorf, Hamburd và Cologne đã phải hủy bay khi phi công đồng loạt cáo ốm. 

Theo giới truyền thông, ở thời hoàng kim, Air Berlin từng có đội máy bay hơn 150 chiếc và khoảng 10.000 nhân viên trên khắp thế giới, nhưng ngày 15-8, hãng hàng không lớn thứ hai của Đức, và thứ sáu ở châu Âu, đã phải nộp đơn xin phá sản sau khi cổ đông chính của họ là Etihad Airways tuyên bố không tiếp tục hỗ trợ thêm bất kỳ nguồn tài chính nào. Ban lãnh đạo Etihad Airways (nắm 29% cổ phần của Air Berlin) đã bày tỏ sự thất vọng trước chiến lược phát triển kinh doanh của Air Berlin nên đã quyết định rút lui. 

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi.