Ngọn núi 11 ngôi đền giữ của?

Ngọn núi 11 ngôi đền giữ của?
(PLO) - Ngọn núi kì lạ này đã từng là nơi tập trung của 11 ngôi đền cổ. Không ai hiểu vì sao người xưa lại xây nhiều đền như vậy trên một quả núi? Rồi đến một ngày tất cả đền đều biến mất mang theo bí mật về câu trả lời và bắt đầu những chuyện lạ kỳ liên tiếp xảy ra ở khu vực núi. 
Bí ẩn 11 ngôi đền cổ
Núi Đền ở xóm Đông Sơn (xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Người dân đồn rằng đây là nơi cất giấu kho báu của người Tàu cách đây hàng trăm năm vì trên núi từng có rất nhiều ngôi đền kì lạ. 
Núi Đền có diện tích khoảng 3 ha, địa hình thoai thoải, được bao quanh bởi các khe nước và những bãi đầm lầy. Nơi đây từng có 11 ngôi đền được dựng từ khi nào không ai rõ. Ngày xưa khu vực này cây cối rậm rạp hoang sơ, không có một hộ dân nào sinh sống xung quanh. Chính vì thế sự xuất hiện của các ngôi đền cổ càng trở nên kì lạ.
Ông Nguyễn Văn Giáp (76 tuổi), một người rất am hiểu về lịch sử của làng cho biết: Trừ ngôi đền lớn nhất gọi là đền Cả, các đền nhỏ đều có dạng hình ô vuông, chỉ có một gian, cao khoảng 2m, được làm bằng gỗ lim và gỗ mít, phía trên lợp ngói. Mỗi ngôi đền đều chia làm hai tầng, tương tự như kiểu nhà sàn. Phần dưới chỉ có bốn cột dựng để chống đỡ. Phía trên được đóng ván kín 3 phía, phía trước cửa mở, bên trong đặt bài vị, bát hương, trong các đền nhỏ còn đặt hai thanh đao.
Riêng đền Cả có hai gian nhưng diện tích cũng không quá lớn, chỉ đủ để đặt bàn thờ. Kiến trúc của đền Cả được thực hiện khá tinh xảo, đặc biệt trong việc chạm khắc những hoa văn, họa tiết trên các thân cột.
Ngôi miếu được một gia đình lập để tạ ơn thần linh.
  Ngôi miếu được một gia đình lập để tạ ơn thần linh.
Theo lời người dân kể, ban đêm trong các đền đều thắp đèn dầu sáng trưng, lại thêm mùi khói hương váng vất khiến ai đi ngang cũng sởn gai ốc ba chân bốn cẳng chạy thật nhanh. Không một người nào dám đi qua khu vực này vào đêm khuya nếu không có việc thật cần thiết. 
Bà Bùi Thị Hoa (65 tuổi, người xóm Đông Sơn) cho biết: “Từ nhỏ tôi thường nghe ông bà kể lại đây là những ngôi đền do người Tàu thời xưa xây dựng, không thờ cúng ai cả, chủ yếu để giữ của. Trong các đền đều có một bức tượng hình con chó rất to được đúc bằng đá rỗng bụng. Người xưa kể khi đổ nước vào, nước sẽ phun ra từ miệng của con chó và đổ xuống đất trúng chỗ nào thì đó là điểm chôn vàng bạc châu báu”.
Nhưng dân làng không ai để ý đến điều đó. Tới một ngày cách đây gần 50 năm, có một nhóm người lạ đến khu vực núi Đền làm lễ cúng bái trên núi mấy ngày liền. Một số người dân tò mò lên rình xem thì thấy họ đang đào bới liền ngăn cản vì cho rằng nhóm người đến lấy vàng bạc. 
Bị lộ, cả nhóm người đó vội vàng bỏ đi trong đêm tối. Trước khi đi họ phá hết tượng chó và các ngôi đền. Dân làng lên đến nơi thì tất cả đã đổ nát, cố gắng tìm kiếm khắp nơi cũng không biết được địa điểm chôn vàng bạc ở đâu và cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào về một kho báu trên núi.
Linh thiêng núi Đền
Sau khi các ngôi đền bị phá bỏ, dần dần người dân đến khai hoang lập ấp sinh sống quanh núi Đền, nhưng không hiểu sao cứ ở được vài năm lại chuyển đi. Nguyên nhân được các hộ dân chia sẻ là do ban đêm họ thường mơ thấy một ông lão râu tóc bạc phơ cầm gậy đuổi đi. Ban đầu họ không để ý, nhưng giấc mơ đó cứ lặp đi lặp lại khiến ai nấy rất hoang mang. 
Các thành viên trong gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi vã, không khí rất căng thẳng. Việc làm ăn cũng gặp nhiều trắc trở, mùa màng thất bát. Cuộc sống thường xuyên phải chịu cảnh đói rét. Người dân đoán đã phạm phải đất thiêng nên đành chuyển đi nơi khác sinh sống.
Những người đến ở sau này đều “rút kinh nghiệm”, khi có ý định đến núi Đền ở đều làm một mâm lễ lên núi xin phép thần linh. Điều trùng hợp là ít xảy ra tình trạng dân bỏ đi như trước mà càng ngày càng tập trung sinh sống đông đúc quanh ngọn núi.
Dân làng góp tiền xây miếu trên núi Đền
 Dân làng góp tiền xây miếu trên núi Đền
Người dân ngày càng tin vào sự linh thiêng của núi Đền. Cách đây hơn một năm, một người phụ nữ trong làng cải tạo vườn trồng sắn, trong quá trình làm đất phát hiện nhiều gạch ngói mới biết đó là nền cũ của một trong những ngôi đền trước đây. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn tiếp tục cày xới bón phân trồng cây lên đó. Đến tối bà này không may bị một cành cây to rơi trúng đầu, phải nằm viện cả tháng mới hồi phục sức khỏe. 
Nhớ lại chuyện bị tai nạn, người này vẫn thấy rất kì lạ. Hôm đó trời không mưa gió gì, không hiểu sao một cành cây lại gãy trúng người. Cho rằng mình bị trừng phạt vì mạo phạm đền thiêng, người này và gia đình đã ra vườn nhổ hết sắn sau đó tẩy uế nền đền sạch sẽ. 
Dân làng cho biết thêm một điều lạ nữa, trong chiến tranh, các vùng khác đều bị bom đạn tàn phá tan hoang riêng núi Đền không hề hấn gì. Người sống quanh núi thậm chí không phải lo đào hầm, mỗi lần bom Mỹ dội xuống, mọi người lại hò nhau chạy lên núi Đền trú ẩn. Ngọn núi trở thành nơi chở che an toàn cho dân làng. 
Một cụ già trong làng kể: “Dẫu bom mìn của bọn giặc có dội ác liệt, khủng khiếp đến nhường nào thì cũng không bao giờ dội trúng núi Đền này. Có lẽ vì thế nơi đây từng được bộ đội chọn làm căn cứ trú ngụ trong một thời dài”.
Vào tháng 4/2014, người dân trong vùng đã cùng nhau góp tiền để xây dựng lại một ngôi miếu trên núi Đền. Người nhiều thì vài trăm ngàn, người ít thì vài chục ngàn đồng, ai cũng muốn góp một phần xây dựng miếu làm nơi thờ cúng cầu an cho cả làng.
Mơ được tiên ông cho thuốc hay
Cách đây 30 năm gia đình ông Phạm Xuân Khe (SN 1945) chuyển đến núi Đền sinh sống, vườn nhà ông cũng từng là nền cũ của một ngôi đền. Ban đêm nằm ngủ ông mơ thấy có một cụ già dạy cho cách bào chế thuốc chữa bệnh. Thấy lạ, ông Khe liền ghi lại rồi đi hỏi thầy thuốc Đông y trong làng, không ngờ đó đều là những bài thuốc quý chữa bệnh rất hiệu nghiệm.
Chính giấc mơ kỳ lạ đã đưa ông Khe có duyên đến với nghề bốc thuốc chữa trị cho người dân trong làng. Sau này ông đã lập một miếu nhỏ trên nền ngôi đền cũ trong vườn để tỏ lòng biết ơn thần linh.
Tuy nhiên khi tung đồng tiền âm dương xin lợp mái đến mấy lần không được, ông Khe đành để cúng lộ thiên, ngày rằm, mồng một hàng tháng, gia đình ông lại ra thắp hương ở miếu. Cách đây 3 năm, ông Khe tuổi cao đã qua đời. Hiện nay vợ con ông vẫn thường xuyên ra miếu cúng bái.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.