Người thương binh cụt chân vẫn trèo dừa, bắt cá tự mưu sinh

Người thương binh di chuyển nhờ đôi tay chống lên hai chiếc ghế gỗ.
Người thương binh di chuyển nhờ đôi tay chống lên hai chiếc ghế gỗ.
(PLO) - Mười chín tuổi đã thành thương binh cụt hai chân, ông Trần Thanh Tùng (49 tuổi, ngụ ấp Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) vẫn bơi xuồng giăng lưới, lặn lội mò tôm cá, thậm chí leo dừa thuê kiếm sống như những người khỏe mạnh khác.
20 tuổi mới tập đi
Ông Tùng vừa đi giăng lưới về, đầu tóc mình mẩy còn lấm tấm nước sông. Ông nằm trên võng uống ly cà phê vợ mới pha, vẻ sảng khoái lắm. Người mới gặp lần đầu có lẽ khó hình dung ông có thể đi lại một cách dễ dàng, chưa nói đến chuyện bơi lặn hay leo dừa. 
Ông kể, năm 17 tuổi, ông lên đường tập huấn chuẩn bị hành quân sang nước bạn Campuchia. Nhiệm vụ của ông tuy không chạm trán quân thù nhưng giờ phút nào cũng đối diện với “tử thần”: Dò gỡ bom mìn. 
Sau 3 tháng huấn luyện, ông cùng đồng đội hành quân sang Campuchia. Sau hai năm, trong một lần làm nhiệm vụ, ông dẫm phải một quả mìn. Mìn nổ. Ông mất hai chân ngay tại chỗ. 
Sau gần một năm điều trị ở nhiều bệnh viện, ông trở về quê hương với đôi chân thương tật. Mặc cảm, ông càng xa rời mọi người, đi đâu cũng ngại ngùng tránh ánh mắt ái ngại của người khác dành cho mình. Nhưng bản tính rắn rỏi đã cho ông nghị lực, quyết tâm làm lại cuộc đời, không để ai phải thương xót.
Ban đầu, mỗi lần ông đi lại đều phải có người cõng, khiêng. Thấy thật phiền phức, ông quyết tập đi bằng đôi tay. Mày mò tìm gỗ đóng hai cái ghế con, cao chừng 20cm, ông chống tay lên đó tập đi. 
Dần dần từng bước một. Đôi tay chưa quen chẳng mấy chốc đã mỏi nhừ. Đường xá ngày xưa lại gập gềnh nên việc đi lại của ông càng khó khăn. Đến nay đã ngấp nghé 50 tuổi, tốc độ đi bằng tay của ông có thể chậm hơn thời trẻ nhưng sức vẫn dẻo dai, ông có thể chống đi như vậy vài ba cây số.
Từ việc tự đi được, ông càng tự tin có thể làm được nhiều việc khác giống như mọi người. Hạnh phúc mỉm cười khi ông tìm được tình yêu của đời mình. 
Trong một lần ra chợ Ô Môn chơi, ông gặp chị Nguyễn Thị Đức, một thôn nữ bán rau ngoài chợ và có cảm tình ngay lần đầu làm quen. Dù vẫn mặc cảm về hoàn cảnh của mình, nhưng ông tâm sự: “Mình vẫn có ước mơ khao khát được xây dựng gia đình, được sống đường hoàng ở xã hội”. 
Bà Đức khi ấy cũng cảm thông hoàn cảnh của người lính trẻ, lại thấy ông ăn nói có duyên, có ý chí tiến thủ nên đem lòng yêu mến. Sau vài tháng đi lại, ông bà kết hôn.
 Kể lại chuyện tình yêu, ông Tùng vẫn cười hạnh phúc: “May mắn là gia đình bên vợ không chê bai gì tui. Gọi là đám cưới chứ có gì đâu, chỉ hai gia đình tuyên bố với nhau rồi có sự tham gia của bà con láng giềng, xong ai về nhà nấy, còn tụi tui thì thành vợ chồng”.
Ông Tùng hạnh phúc bên vợ.
 Ông Tùng hạnh phúc bên vợ.
“Chân không” bơi lặn, trèo dừa
Có vợ rồi, ông càng quyết tâm làm trụ cột nuôi sống gia đình. Người vợ luôn bên cạnh động viên và dõi theo những bước chồng đi. Thời gian đầu, sinh hoạt cá nhân ông đều nhờ vợ hỗ trợ. 
Mỗi lần tắm lại có vợ ngồi bên múc nước giúp, ông Tùng lại thấy lòng rộn ràng yêu thương. Nhưng nhận thấy gánh nặng của vợ sẽ ngày càng lớn nếu ông không tự mình làm được những công việc hàng ngày, và bản thân cũng phải có công việc để kiếm sống, ông quyết tâm tập bơi để bơi xuồng, lội sông giăng lưới mưu sinh. 
Dù biết bơi từ nhỏ nhưng giờ thiếu đôi chân, việc giữ thăng bằng trên nước không hề đơn giản. Mỗi lần ông xuống nước, phần đầu lại chúi xuống trước, ông Tùng phải huy động đôi tay vừa giữ thăng bằng trên nước, vừa học cách lặn xuống, ngoi lên một cách dễ dàng. 
Sau gần một tháng lặn ngụp miệt mài trên sông, ông đã thành công. Những ngày đầu ông đi giăng lưới, bà Đức luôn đi cùng chồng sợ gặp nguy hiểm trở tay không kịp. Vài tháng sau khi ông đã quen với việc trên sông nước, bà mới yên tâm để chồng  đi làm một mình. 
Từ đó bắt đầu những ngày người thương binh thức khuya, dậy sớm, khi giăng lưới, lúc soi ếch, lúc lặn mò tôm. 
Vất vả nhất là những ngày mưa gió, bơi xuồng bị lật, ông khó khăn lắm mới lật được xuồng lên. Nhưng dù mưa nắng khắc nghiệt, ngày nào ông cũng bơi xuồng giăng lưới. Đến giờ ông vẫn trung thành với việc bắt cá, tôm trên sông.
Ông cười: “Thật ông trời cũng không đến mức tuyệt tình, lấy đi của tôi một đôi chân nhưng lại cho tôi một sức khỏe dẻo dai để lao động”.
Gia đình mỗi ngày một khó khăn. Ông Tùng càng phải làm thêm nhiều việc để trang trải cuộc sống. Nơi ông sống là xứ dừa, nhiều người vẫn leo dừa hái thuê. Ông Tùng muốn tăng thu nhập nên hạ quyết tâm học trèo cho được. 
Ông Tùng trèo dừa.
 Ông Tùng trèo dừa.
Nghe chồng nói chuyện tập leo dừa, bà Đức sợ nguy hiểm ra sức can ngăn. Nhưng trước sự quyết tâm của chồng, bà đành chấp nhận hỗ trợ cho chồng. 
Mỗi lần chồng leo dừa, bà lại đứng dưới đẩy chồng lên. Leo được 2/3 cây dừa thì ông Tùng đã thở dốc, không bám bằng chân được như người khác, ông phải tựa ngực vào thân cây, hai tay ôm chặt, nhích từng chút khó nhọc.  Bà Đức nhìn chồng xót xa nhưng không thể cản được. Cứ như vậy, sau mỗi ngày đi giăng lưới về, ông lại ra vườn sau tập leo dừa. 
Sau nhiều tháng ôm cây tập trèo, ông Tùng đã có thể leo thuần thục được như những người khác. Nhìn chồng leo lên đến ngọn dừa, người vợ vui mừng rớt nước mắt. Không phải vì chồng sắp có một nghề mới, bà xúc động vì chồng đã chiến thắng được số phận, vượt lên chính mình làm được những việc dường như không thể.
Ông Tùng cũng xúc động, kể lại: “Lúc đó nhà ai cũng nghèo, những gia đình không có người hái dừa mới kêu tới mình. Hái xong, người ta cho gì thì cho chứ tiền bạc có là bao”. Nhưng chừng đó cũng đỡ đần gia đình, nhất là khi vợ ông mang thai con đầu lòng.
Đứng dưới nhìn ông Tùng leo lên cây dừa, ai cũng hồi hộp lo sợ cho sự an toàn của ông. Ông cứ leo băng băng, một ngày leo vài ba chục cây là thường. 
Ngoài đi leo dừa thuê, ông còn đào ao, vét mương, làm mộc… Ai thuê gì làm nấy. Người bình thường làm như nào, ông cũng có thể làm vậy. Hiệu quả công việc có thể không bằng người khác nhưng bù lại ông rất chăm chỉ. 
Cuộc sống muôn vàn khó khăn, nhưng với một nghị lực phi thường, người thương binh này đã vượt lên chính mình, sống vững vàng, trở thành điểm tựa và niềm tự hào của gia đình./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.