Kỷ niệm trọng thể 130 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm
(PLO) - Sáng nay (20/8), tại Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018) - người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo mẫu mực, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người con ưu tú của quê hương An Giang giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, người chiến sĩ trung thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Dự Lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành; đại biểu lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; các vị nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, dân tộc; đại diện thân tộc Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân tỉnh An Giang. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lẵng hoa chúc mừng. 

Đọc Diễn văn Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ôn lại thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng.

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888 tại Cù lao Ông Hổ, thuộc làng An Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Sinh ra và lớn lên trong truyền thống yêu nước, nhân ái của gia đình, quê hương và dân tộc, từ thuở niên thiếu, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tận mắt chứng kiến những tội ác dã man của thực dân Pháp xâm lược đối với nhân dân ta. Các phong trào yêu nước do Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân… lãnh đạo nhân dân Nam Bộ vùng lên khởi nghĩa, chống áp bức, bóc lột đã khơi dậy lòng yêu nước, thương dân, nỗi đau của người dân mất nước trong tâm tư, tình cảm của đồng chí Tôn Đức Thắng. Đồng chí Tôn Đức Thắng đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào yêu nước chống thực dân Pháp. 

Những năm tháng tuổi trẻ bôn ba ở nước ngoài, hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tham gia cuộc nổi dậy của Hải quân Pháp ở Biển Đen, ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, góp phần bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới... 

Cách mạng Tháng Tám thành công, từ lao tù trở về, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, được phân công tham gia Xứ ủy Nam Bộ và sau đó được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao đảm nhiệm nhiều trọng trách. Ở bất cứ cương vị nào, đồng chí Tôn Đức Thắng luôn nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường, lòng trung thành, tận tụy, đạo đức cách mạng trong sáng, tích cực góp phần cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí Tôn Đức Thắng là “đại thụ” trong rừng cây đại đoàn kết toàn dân tộc, tiêu biểu cho chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. 

Với những công lao, đóng góp to lớn đối với cách mạng Việt Nam, phong trào bảo vệ hòa bình thế giới và sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng vinh dự là người đầu tiên được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cao quý; Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô tặng thưởng Huân chương Lê-nin; Ủy ban Giải thưởng quốc tế tặng Giải thưởng Lê-nin “Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc”; cùng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý khác. 

Với 92 tuổi đời, gần 70 năm liên tục hoạt động cách mạng, 27 năm liên tục làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hơn 10 năm trên cương vị Chủ tịch nước, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước; sự trung thành, tận tụy với sự nghiệp cách mạng; tinh thần anh dũng, bất khuất; đức tính khiêm tốn, giản dị; tình thương yêu đồng chí, đồng bào; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết quốc tế vô sản. 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng là dịp để các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước ôn lại, tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương Bác Tôn kính yêu - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo mẫu mực suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; tăng cường giáo dục lý tưởng cộng sản, truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; bồi dưỡng lòng tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước. 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao đẹp của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên hôm nay luôn nêu cao ý chí cách mạng kiên cường, không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng; suốt đời học tập, nâng cao trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn; luôn đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng cống hiến, chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. 

“Chúng ta nguyện tiếp tục phấn đấu thực hiện thành công mong muốn của Bác Hồ và Bác Tôn kính yêu, quyết tâm xây dựng Đảng và Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh. 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, phát huy truyền thống cách mạng anh hùng vẻ vang, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh An Giang tiếp tục đoàn kết thống nhất, ra sức phấn đấu, vượt lên khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, lập nhiều thành tích to lớn hơn nữa, tích cực xây dựng quê hương Bác Tôn kính yêu ngày càng giàu mạnh, văn minh để mãi mãi xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước. 

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đồng chính lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh An Giang đã tham dự lễ dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tại Khu Lưu niệm Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang)./

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.