Đảng cho ta cả mùa xuân...

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng, cùng dân tộc Việt
Nam làm nên những thành tích vẻ vang.
Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng, cùng dân tộc Việt Nam làm nên những thành tích vẻ vang.
(PLO) - Mùa xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Viêt Nam. Từ mùa xuân xây dựng Đảng ấy, hàng năm cứ mỗi độ xuân về, cả đất nước, toàn dân tộc lại náo nức mừng Đảng, mừng xuân. Đảng Cộng sản Việt Nam song hành cùng mùa xuân của đất nước. Đảng đã cho ta cả một mùa xuân - mùa xuân tươi đẹp nhất của đất trời, của cuộc sống, của lòng người và của cuộc sống tươi đẹp đang đổi thay từng ngày trên đất nước ta.

86 năm qua đặt trong toàn bộ lịch sử dân tộc ta thì đó là những mùa xuân; những mùa xuân của chiến công vang dội; mùa xuân của khí phách tinh thần Việt Nam, mùa xuân của trí tuệ và sự sáng tạo của Đảng ta vào hoàn cảnh cách mạng Việt Nam.

Thân thương hai tiếng “Đảng ta”
 Lịch sử ra đời của Đảng được Bác Hồ nói lại ngắn gọn trong bài báo “Đảng ta” viết cách đây 67 năm (1949). Người viết: “Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cùng anh em cách mạng ở Quảng Châu tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Hội này đưa thanh niên trong nước ra Quảng Châu huấn luyện, rồi phái họ trở về tuyên truyền và tổ chức khắp cả nước.
 Năm 1929, trong khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội khai mạc toàn quốc đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc kỳ đề nghị tổ chức Đảng Cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về.
Sau đó, trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn... Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng... Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu, vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng. Sau cuộc bàn bạc sôi nổi và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng. Thế là Đảng ta chân chính thành lập”. (Trích bài ‘Đảng ta”, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 1995, t5, tr546).
Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Công lao to lớn
Bác Hồ viết: “Đảng ta tuy trẻ trung nhưng đã lập được những công trạng rất  to tát”. 
Thật vậy. Ngay từ khi mới ra đời, trong hơn 10 năm, Đảng ta đã lãng đạo các phong trào cách mạng nhằm giải phóng dân tộc, từ Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ khởi nghĩa cho đến việc hình thành chiến khu Việt Bắc, xây dựng lực lượng vũ trang đầu tiên...
15 tuổi (năm 1945) Đảng lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám, đánh đổ ách thống trị gần 80 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất nước ta, giành lập độc lập tự do cho Tổ quốc, thiết lập nền dân chủ cộng hòa, một chế độ chính trị mới chưa từng có trong lịch sử nước ta, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do cho dân tộc.
24 tuổi (năm 1954), Đảng lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ lần thứ nhất kéo dài trong chín năm, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biện Phủ “chấn động địa cầu”, đánh sập đội quân viễn chinh xâm lược, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam... Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
45 tuổi (năm 1975), Đảng lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài suốt 20 năm, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện trọn vẹn độc lập, thống nhất của Tổ quốc. 
Thế là, trong vòng 30 năm liền, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn cầu và làm phá sản chủ nghĩa thực dân mới, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Việt Nam đã vượt lên phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việt Nam đã vượt lên phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lãnh đạo sự nghiệp đổi mới
56 tuổi (năm 1986), sau ngày giang sơn thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta, từ Đại hội VI trở đi, xuất phát từ sáng kiến và nguyện vọng của nhân dân, đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới chưa từng có tiền lệ trên đất nước ta. Đổi mới là một chặng đường lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp to lớn của toàn Đảng, toàn dân. Nhìn tổng thể, sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.  
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vượt lên phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Đất nước ta không những đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bị bao vây cấm vận, vượt qua được những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực và thế giới những năm 1997 - 1998 và cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây, mà vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, mức tăng trưởng GDP bình quân 6 - 7%/năm. Từ năm 2008 đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD, vượt qua ngưỡng nước nghèo chậm phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã đạt khoảng 2.200 USD. Tỉ lệ các hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn hơn 7% năm 2015. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Việt Nam đang không ngừng phát triển và hội nhập với thế giới. Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, có quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên chính thức của trên 70 tổ chức quốc tế và khu vực...

Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bộ mặt xã hội có nhiều thay đổi tích cực, đất nước có tăng trưởng kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế tăng lên, tạo nên thế và lực mới của cách mạng Việt Nam.

Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng. Thành tựu nổi bật và to lớn nhất của nông nghiệp trong những năm đổi mới là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Nhiều ngành kinh tế như bưu chính viễn thông, điện tử, tin học, hàng không... đã bắt kịp nhịp đi của thế giới. Và hiện nay Việt Nam đang trở thành một điểm đến tin cậy và hấp dẫn của khách du lịch quốc tế. Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt... 
Điều đặc biệt có ý nghĩa là, trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta đã thường xuyên chú trọng việc tổng kết thực tiễn, từng bước bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới, làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy lý luận, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, kịp thời nắm bắt được những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống.
Trong khi kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, Đảng luôn luôn có ý thức tự đổi mới, sáng tạo, dứt khoát từ bỏ những cái cũ không còn thích hợp, cả trên lĩnh vực kinh tế cũng như trên lĩnh vực văn hoá, xã hội; cả đối nội và đối ngoại; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tập trung sức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tất cả những điều ấy chứng tỏ một đường lối chính trị đúng đắn sẽ có một sức sống to lớn trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng. Chỉ có đường lối chính trị đúng đắn, có tính cách mạng và khoa học mới có đoàn kết nhất trí trong Đảng, đoàn kết nhất trí trong xã hội, tiến lên giành những thắng lợi to lớn.
Trong bối cảnh trong nước và quốc tế đầy khó khăn, phức tạp, những thành tựu đó một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng, cùng dân tộc Việt Nam làm nên những thành tích vẻ vang trong 86 năm qua...

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Đọc thêm

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba
Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 14-16/4. Ông Lê Quang Long, Đại sứ được bổ nhiệm tại Cộng hòa Cuba, nhận định chuyến thăm Cuba lần này của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là sự tiếp nối các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Cuba.