Chủ tịch UBND đặc khu: “100 việc làm tốt, chỉ một việc làm sai đã không còn gì”

ĐB Nguyễn Ngọc Phương.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương.
(PLO) - ĐB Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) nhận định như vậy khi cho ý kiến tại phiên họp của QH cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sáng nay (23/5).

Kiểm soát quyền lực tiếp tục là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến. Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (ĐVHCKTĐB Vân Đồn - Bắc Vân Phong, Phú Quốc), Chủ tịch UBND đặc khu thực hiện hầu hết các thẩm quyền về quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tại đặc khu, được phân quyền mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế với nhiều thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp trên.

Cho ý kiến tại phiên họp, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) đồng tình với việc trong đặc khu cần có Hội đồng nhân dân để thực hiện nhiệm vụ giám sát bởi lẽ quyền lực càng cao càng đặc biệt, mô hình lại mới, thường xuất hiện cái “nóng”  thì càng cần kiểm tra, giám sát quyền lực không để tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng, làm xấu đi định hướng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, làm mất đi niềm tin và ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm hư hại nền kinh tế của đất nước.

“Với các đơn vị này, nếu có sai phạm rất khó điều chỉnh vì có liên quan đến các doanh nghiệp của nhiều nước trên thế giới”, ĐB Phương nói.

ĐBQH tỉnh Quảng Bình nhất trí với việc tăng quyền lực cho Chủ tịch UBND đặc khu nhưng cho rằng cần xem xét, rà soát lại các điều luật để điều chỉnh giảm bớt quy định cho Chủ tịch UBND, giao cho Ủy ban nhân dân đặc khu ủy quyền trách nhiệm cho Phó Chủ tịch, một số ban ngành chuyên môn. Bởi, theo ĐB Phương, trong dự thảo có quá nhiều nội dung Chủ tịch Ủy ban đặc khu ký, cấp, quyết định như cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại đặc khu; cấp, đổi giấy phép kinh doanh…. 

“Chủ tịch UBND không thể kiểm soát mọi vấn đề, việc gì Chủ tịch UBND cũng ký thì không có thời gian để lo việc lớn. Theo như dự thảo thì vị trí Chủ tịch rất dễ bị vi phạm trách nhiệm. 100 việc làm tốt mà chỉ cần một việc làm sai thì đã không còn gì nữa rồi”, ông Phương nói.

ĐB Vũ Thị Như Mai (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) cũng bày tỏ băn khoăn về quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch đặc khu trong đầu tư công. 

“Hiện nay, theo quy định của dự thảo, chủ tịch đặc khu có thẩm quyền quyết định đầu tư với các dự án nhóm A. Tuy nhiên, theo điều 8 của luật Đầu tư công, dự án nhóm A có đặc thù rất quan trọng, gắn với môi trường, chính trị, an ninh quốc phòng… Vì vậy, cần cân nhắc giao cho Chủ tịch UBND đặc khu quyết định các dự án nhóm A, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước”, ĐB nêu quan điểm.

Dẫn chứng Điều 69 của dự thảo luật, ĐB Mai cho biết, Chủ tịch đặc khu có thẩm quyền vừa lập dự án, thẩm định dự án, phê duyệt, ký kết hợp đồng dự án theo hình thức đầu tư phù hợp tại đặc khu. 

“Chúng tôi thấy đây là một quy trình có nhiều công đoạn khác nhau. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện theo nhiều chủ thể khác nhau. Nếu chỉ giao cho một cá nhân có lẽ không đảm bảo tính khách quan, tính hợp lý. Rất có thể sẽ có trường hợp gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, tôi đề nghị cân nhắc quy định để phù hợp với luật Đầu tư công”, ĐB Mai phân tích.

Liên quan đến quy định trong dự thảo luật giao cho chủ tịch đặc khu toàn quyền lựa chọn nhà thầu, ĐB Mai đề nghị làm rõ thẩm quyền đó phải gắn liền với luật Đấu thầu. “Có những nguyên tắc cơ bản vẫn phải thực hiện”, bà nói.

Về vấn đề quản lý sử dụng đất đai, ĐB Mai cho biết, theo quy định dự thảo luật, Ủy ban nhân dân có quyền thu hồi đất. 

“Có vấn đề chúng ta phải quan tâm là việc khiếu kiện kéo dài do thu hồi đất. Chúng tôi mong muốn rằng trong dự thảo luật, đi đôi với quy định quyền lực của cá nhân chủ tịch UBND đặc khu cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, làm rõ cơ chế đảm bảo quyền lợi có đất của người bị thu hồi”, ĐB nói.

ĐB Võ Đình Tín (đoàn Đắk Nông) cũng cho rằng dự thảo luật có nhiều quy định trao cho Chủ tịch UBND đặc khu được quyền quyết định nhiều nội dung quan trọng mà thông thường thuộc thẩm quyền của UBND theo chế độ tập thể, trong đó có những nhiệm vụ phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

“Quy định trên là xung đột với quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Luật này cũng không quy định việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương các đặc khu” – ông Võ Đình Tín nhấn mạnh.

Tranh luận lại các ý kiến trên, ĐB Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) cho rằng với tinh thần thử nghiệm, nổi trội và đột phá, chắc chắn Chính phủ sẽ phải tìm những người rất có kinh nghiệm và có trình độ vào những chức vụ này. 

“Nếu những việc lớn mà không quyết được thì lại quay về như cũ, như mô hình mà chúng ta đang áp dụng ở các nơi khác, không có gì đột phá”, ĐB Thân phân tích.

Cũng tại phiên họp, ĐB Mai bày tỏ băn khoăn về tính khả thi của dự án luật. “Về nguồn lực thực hiện, theo ước tính để đầu tư cho 3 đặc khu, chúng ta cần khoảng 1,5 triệu nghìn tỷ đồng. Tín hiệu đáng mừng là vai trò của các các thành phần kinh tế khác được phát huy. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của cả 3 đặc khu về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, chúng tôi hiểu rằng, nhiều công trình, dự án, hạng mục không thể thiếu bàn tay Nhà nước và vai trò của ngân sách Nhà nước là bắt buộc. Do vậy, bài toán đặt ra là chúng ta phải đưa ra phương án tài chính hợp lý. Trong tổng số nguồn lực đó, nhà nước phải đầu tư bao nhiêu?”, bà Mai nói và đề nghị làm rõ tính khả thi của phương án huy động nguồn lực, thời gian thực hiện.

Về chính sách thuế, ĐB Mai dẫn báo cáo của tổ chức Oxfarm cho rằng các chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam chưa thực sự đem lại hiệu quả thiết thực. Báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng cho thấy 85% nhà đầu tư ngay trên lãnh thổ Việt Nam cho rằng, chính sách thuế chưa phải là vấn đề họ quan tâm.

“Hiện nay, theo kinh nghiệm quốc tế của nhiều nước, quá trình phát triển các đặc khu không đặt ra thuế là điều kiện tiên quyết. Vì vậy, chúng tôi đề nghị rà soát để đảm bảo tính khả thi. Cụ thể, tôi đề nghị bỏ quy định giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ kinh doanh casino, kinh doanh đặt cược, trò chơi điện tử”, ĐB Mai nêu quan điểm.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).