Bộ trưởng Lê Thành Long: Trách nhiệm của ngành Tư pháp đối với án hành chính rất “khẽ khàng”

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, trách nhiệm của Bộ Tư pháp đối với THA hành chính mới chỉ dừng lại ở mức  đôn đốc, theo dõi, ghi chép. Tuy nhiên, ông đã trực tiếp đi làm việc với Bí thư, Chủ tịch trên 50 tỉnh thành và có đôn đốc về vấn đề này
Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, trách nhiệm của Bộ Tư pháp đối với THA hành chính mới chỉ dừng lại ở mức đôn đốc, theo dõi, ghi chép. Tuy nhiên, ông đã trực tiếp đi làm việc với Bí thư, Chủ tịch trên 50 tỉnh thành và có đôn đốc về vấn đề này

(PLO) -  Chiều nay (30/10), trả lời chất vấn của Đại biểu QH Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) về vấn đề tồn đọng của công  tác thi hành án hành chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc thi hành án hành chính đã có chuyển biến nhưng thực tế vẫn có chuyện việc dễ làm trước, việc khó ngày càng tồn đọng nên vẫn phải sát sao, đốc thúc hơn nữa. 

Vướng chủ yếu liên quan đến đất đai

ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng, năm 2017 chuyển sang năm 2018, 50 việc thi hành án hành chính nhưng đến nay mới thi hành được 22 việc. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp còn 151 việc tồn đọng của năm 2018 cũng chưa được thi hành. “Xin chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp, như vậy đối với chính quyền địa phương không chấp hành pháp luật thì hậu quả của nó như thế nào và lý do, nguyên nhân tại sao?”, ông Xuyền hỏi.

Trả lời câu hỏi của ĐB, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, nhưng bắt đầu từ năm 2017 mới chúng ta chính thức thực hiện việc này một cách nghiêm túc.

Năm 2017, số bản án là 361, thực hiện được 276, đạt trên 76%, còn 85 án chuyển sang năm 2018. Đến năm 2018 số này tăng đột biến cũng có lý do là ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội, có những tỉnh con số lên rất lớn, như Thành phố Hồ Chí Minh là 59, Long An là 30, Kiên Giang là 21 v.v... Cộng tất cả số này vào cùng với con số 85 án tồn của năm 2017 sang nữa thì năm 2018 lên đến 363 án và chúng ta thực hiện được 139 án, chỉ đạt khoảng 78%, thấp hơn năm 2017.

“Lý do lùi xuống năm 2018 là vì lúc này Luật Tố tụng hành chính thực sự đi vào cuộc sống. Những án dễ năm 2017 đã làm, những án chuyển sang năm 2018 là những án khó, đặc biệt là những vụ án liên quan đến đất đai, có đến 90% các vụ án hành chính liên quan đến đất đai”, Bộ trưởng Lê Thành Longthông tin. 

Cũng theo Bộ trưởng Lê Thành Long, với 85 bản án hành chính chuyển từ năm 2017 sang năm 2018 việc này đại biểu Lê Thị Nga đã chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 4. Cho đến bây giờ đã thực hiện xong 52/85, trong đó có cả trách nhiệm thi hành của Chủ tịch và Ủy ban nhân dân cũng như của các cơ quan khác, như vậy còn lại là 33/85. “Chúng tôi đánh giá đây là một bước chuyển lớn, mặc dù chúng ta chưa làm tuyệt đối được nhưng cũng là bước chuyển lớn và tôi thấy rằng giám sát của Ủy ban Tư pháp cũng như chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 là một cú hích gây áp lực lớn để thực hiện việc này”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói.

Thực tế có sự khác nhau về vị thế của các cơ quan nhà nước và vị thế của công dân

Theo người đứng đầu ngành Tư pháp, thi hành án hành chính khác với thi hành án dân sự. Cơ thế thi hành án hành chính là cơ chế tự thi hành. Còn thi hành án dân sự có một cưỡng chế và rất nhiều điều kiện đảm bảo kèm theo.

Thi hành án hành chính hiện được điều chỉnh bởi Nghị định 71, là trách nhiệm của ngành Tư pháp và của hệ thống thi hành án dân sự ở mức đôn đốc, theo dõi, ghi chép. “Như vậy, thẩm quyền của Bộ và của hệ thống thi hành án dân sự cũng còn rất khẽ khàng" - Bộ trưởng Lê Thành Long bộc bạch. 

Tất nhiên, người đứng đầu ngành Tư pháp cũng cho biết để nâng cao hiệu quả công tác THA hành chính, tới đây Ngành sẽ tiếp tục có sự theo dõi và ban hành những mẫu thống nhất trong hệ thống, trong việc tạo chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo địa phương đối với công tác này. 

Tiếp tục đặt câu hỏi tranh luận, ĐB Bùi Văn Xuyền cho rằng, trong 151 án tồn đọng 2018 thì thì có 25 bản án 2017 tồn đọng chuyển qua 2018. Từ đây thấy rằng cơ quan nhà nước không chấp hành án ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi của người dân và ảnh hưởng thế nào việc chấp hành pháp luật của người dân? 

Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng cơ quan nhà nước cần phải gương mẫu trong việc THA hành chính, khó khăn thế nào cũng phải gương mẫu thi hành đầu tiên
Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng cơ quan nhà nước cần phải gương mẫu trong việc THA hành chính, khó khăn thế nào cũng phải gương mẫu thi hành đầu tiên 

Ông Xuyền băn khoăn việc THAHC phân biệt với thi hành án khác và có nghị định nhưng tại nghị định lại có sự phân biệt bản án THAHC với bản án khác. “Cùng là nhân danh nước CHXHCN Việt Nam tuyên bản án, quyết định của tòa án nhưng việc thi hành đối với cơ quan nhà nước là nhẹ nhàng, tự nguyện, theo dõi. Còn thi hành đối với người dân thì bị cưỡng chế thậm chí bị xử tù nếu không chấp hành phạt”, ông Xuyền nói và cho rằng như thế không được, cần phải xem xét xửa lại Nghị định về THAHC đối với cơ quan nhà nước và công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật. “Cơ quan nhà nước cần phải gương mẫu, khó khăn thế nào cũng phải gương mẫu thi hành đầu tiên không thì THADS chúng ta có khó khăn gấp bội hơn nữa”.

Ghi nhận ý kiến của ĐB, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, hiện tại chúng ta đang thi hành là pháp luật hiện hành. Luật THADS ra đời trước Luật Tố tụng hành chính và khi Luật Tố tụng hành chính ra đời, Bộ Tư pháp được Chính phủ phân công soạn thảo trình Nghị định 71.

“Thực tế chúng ta phải công nhận có sự khác nhau về vị thế của các cơ quan nhà nước và vị thế của công dân trong các quan hệ pháp luật nói chung. Chúng ta đang tiến tới làm sao tạo sự công bằng. Với sự tiến lên của dân chủ, sự phát triển của các điều kiện kinh tế, ý thức pháp luật tốt hơn chúng ta sẽ nâng dần vị thế này lên. Nhưng mà thực tế các nước cũng như Việt Nam có sự mất cân đối như trên”, Bộ trưởng Lê Thành Long nêu thực tế.

Nêu rõ hơn Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, Nghị định 71 có quy định về trách nhiệm hành chính của những người đứng đầu khi không thực hiện các bản án, quyết định hành chính. Cho đến giờ chúng ta chưa có một cơ chế, trách nhiệm pháp lý nào ngoài trách nhiệm chính trị là có thi hành hay không thi hành, thực hiện tốt hay không tốt trách nhiệm về mặt quản lý, trong đó có công tác thi hành án hành chính.

Theo Bộ trưởng, lâu nay chúng ta đã ý thức rõ và thực tế thi hành có yếu kém so với mặt bằng chung của các thi hành khác. “Hiện nay, có rất nhiều biện pháp, tôi nói ví dụ sau khi đại biểu Lê Thị Nga chất vấn và Quốc hội đưa vào nghị quyết tại kỳ họp thứ 4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngay một chỉ thị. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình phụ trách công tác này cũng ban hành một công văn yêu cầu Bộ Tư pháp thành lập các đoàn đi kiểm tra. Cho đến nay chúng tôi đang thực hiện và tinh thần này tôi thấy với cơ chế Quốc hội, công luận mà chúng ta ngày càng gây được áp lực, số án hành chính thi hành chuyển từ năm 2017 sang năm 2018 tôi đánh giá là bước tiến lớn”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói.

Người đứng đầu ngành Tư pháp cũng nhận định, đúng là nếu không có các luồng áp lực dồn vào thì  cũng còn rất khó đối với việc thi hành án hành chính. 

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.