Xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng - nhiệm vụ chiến lược lâu dài của Quân đội

Đại tướng Ngô Xuân Lịch tới thăm Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
Đại tướng Ngô Xuân Lịch tới thăm Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
(PLO) - Nhằm đáp ứng yêu cầu của độc giả về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thường vụ Quân ủy Trung ương (QUTW), Bộ Quốc phòng với vấn đề Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng trích đăng bài phát biểu của Đại tướng Ngô Xuân Lịch tại buổi làm việc với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

…Trong những năm gần đây, Quân đội đã phát huy vai trò quan trọng trong tham gia xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội; làm nòng cốt trong triển khai xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, cứu hộ cứu nạn. Đến nay, Quân đội đã xây dựng được 23 khu kinh tế - quốc phòng thuộc các binh đoàn, các quân khu với hàng triệu héc ta (ha), tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ dân cư định cư sinh sống lâu dài, hình thành thế bố trí chiến lược, đặc biệt trên dọc tuyến biên giới suốt từ Bắc vào Nam (Tiêu biểu như Binh đoàn 15, 16 bố trí trên địa bàn Tây Nguyên; các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 đều có các đoàn kinh tế, quốc phòng bố trí ở các địa bàn trọng yếu, điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn, thậm chí có những vùng chỉ có Quân đội đứng chân và trực tiếp sản xuất, từng bước đưa dân lên để hình thành thế bố trí phên dậu của đất nước).

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, các DN quân đội đã không ngừng đổi mới, phát triển, hội nhập; nhiều DN quân đội phát triển rất năng động, sáng tạo, chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế, trở thành những đối tác kinh tế có uy tín. Các thương hiệu lớn như: Viettel ở lĩnh vực viễn thông, Tân Cảng ở lĩnh vực dịch vụ cảng biển, TCty Trực thăng ở lĩnh vực bay dịch vụ, Ngân hàng TMCP Quân đội ở lĩnh vực ngân hàng... là những thương hiệu có uy tín trong phạm vi cả nước và quốc tế.

Như vậy, có thể thấy rằng, nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ luôn là một chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam; đây là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong mọi hoạt động xây dựng, chiến đấu của Quân đội trong mọi thời kỳ. Yêu cầu cán bộ, chiến sỹ toàn quân nói chung, TCty Tân Cảng nói riêng phải thường xuyên quán triệt, thực hiện tốt và tốt hơn nữa.

6 tháng đầu năm 2017, TCty tiếp tục phát triển, doanh thu đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2016; lợi nhuận đạt 1.130 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ 2016. TCty đã thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng, công tác dân vận, các chính sách đền ơn, đáp nghĩa...; góp phần tô thắm thêm truyền thống nghĩa tình của Quân đội.

Thành công của TCty đã khẳng định Tân Cảng là một trong các DN quốc phòng - an ninh tiêu biểu của Quân đội, hoàn thành xuất sắc đồng thời cả hai nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế trong lĩnh vực kinh tế biển; được xếp hạng TCty nhà nước hạng đặc biệt. Đây không chỉ là niềm tự hào của đất nước, của Quân đội mà còn chứng minh rằng chủ trương xây dựng, phát triển các DN quân đội là hết sức đúng đắn.

Thời gian tới, trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và Quân đội còn nhiều khó khăn, yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ngày càng cao nên nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội nói chung, TCty Tân Cảng nói riêng là hết sức quan trọng và cấp thiết. Đối với Quân đội, phải làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước để thực hiện chủ trương gắn kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong từng chiến lược, từng quy hoạch, kế hoạch, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược.

Bộ Quốc phòng sẽ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và nâng cao hiệu quả các khu kinh tế quốc phòng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên từng địa bàn.

Triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DN quân đội giai đoạn 2016-2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là đề án hết sức quan trọng, quan điểm nhất quán của QUTW, Bộ Quốc phòng là kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn, thậm chí giải thể các DN kinh tế, thương mại thuần túy không hoặc ít có nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; sắp xếp lại các DN quốc phòng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Cụ thể: 

(1) Quy hoạch, điều chỉnh, bố trí lại toàn bộ hệ thống kho tàng, các vị trí tập trung phát triển công nghiệp quốc phòng đáp ứng yêu cầu bảo đảm tại chỗ, chi viện kịp thời cho các chiến trường, vùng, miền; phù hợp với thế trận, thế bố trí chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 

(2) Trong tiến trình Đề án, trước đây Quân đội có trên 300 DN; vừa qua bố trí, sắp xếp xuống còn 88 DN 100% vốn nhà nước. QUTW, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Chính phủ tiếp tục rút xuống còn 17 DN 100% vốn nhà nước.

Về vấn đề đất quốc phòng, Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo toàn quân tiếp tục rà soát, có thể bàn giao cho địa phương các khu đất quốc phòng chưa sử dụng ngay vào mục đích quốc phòng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội, theo đúng quy định pháp luật và phù hợp quy hoạch của địa phương. Có kinh tế mạnh, thì mới có quốc phòng mạnh. Quan điểm nhất quán của Bộ Quốc phòng là tạo điều kiện tốt nhất cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, trừ các vị trí trọng yếu về quốc phòng liên quan đến thế phòng thủ của đất nước; đồng thời các DN phải thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh.

Bộ Quốc phòng đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc, đã và sẽ tiếp tục tiến hành rà soát, kiểm tra, thanh tra những đơn vị, DN, cá nhân không làm tốt; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sai phạm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế. Quân đội khi tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế phải là tấm gương để các DN bên ngoài thấy được, học tập, noi theo; để các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương tin tưởng việc làm của quân đội là đúng đắn, là vì dân, vì sự phát triển kinh tế - xã hội; phải có trách nhiệm tiếp tục giữ vững và phát huy được hình ảnh tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” không những trong chiến đấu, công tác mà cả trong lao động sản xuất.

Đối với hai sân golf Tân Sơn Nhất và Long Biên, ngay từ đầu năm 2017, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo dừng toàn bộ các hoạt động xây dựng các khu dịch vụ trong hai sân golf như nhà hàng, khách sạn, khu biệt thự, căn hộ cho thuê… Bộ Quốc phòng sẵn sàng thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất nếu Chính phủ yêu cầu để mở rộng sân bay. Tuy nhiên, việc thu hồi phải đúng trình tự, quy định của pháp luật, theo quy hoạch của Chính phủ và phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ quốc phòng, có tính đến lợi ích chính đáng của chủ đầu tư; không cho bất cứ DN nào tiếp tục cho thuê đất để kinh doanh.

Ngoài sân bay Tân Sơn Nhất, từ năm 2013 đến nay, Bộ Quốc phòng đã bàn giao hơn 1.500ha đất tại 13 sân bay trên cả nước cho Hàng không dân dụng và các địa phương phát triển kinh tế - xã hội. Riêng tại sân bay Đà Nẵng, phần đất bị nhiễm dioxin đã được Bộ Quốc phòng xử lý xong 20 ha; trong năm 2017 sẽ bàn giao cho Bộ Giao thông Vận tải và địa phương phần lớn diện tích trong tổng số gần 34ha bị nhiễm dioxin; phần còn lại sẽ bàn giao khi kết thúc dự án dioxin. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và địa phương phối hợp tiếp nhận xây dựng các công trình phục vụ Hội nghị Cấp cao APEC.

Đối với TCty Tân Cảng Sài Gòn, cần chủ động sắp xếp lại DN theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, tập trung nâng cao năng lực quản trị, tăng cường trách nhiệm của cán bộ chủ trì. Chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Quốc phòng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm hiệu quả, tự chủ về tài chính; kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường; Quân chủng Hải quân cần chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đề xuất giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc; tạo điều kiện để TCty Tân Cảng phát triển đúng hướng, nhanh và bền vững”.

Những năm qua, Bộ Quốc phòng đã bàn giao hàng ngàn ha đất quốc phòng cho các địa phương trên cả nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2004 đến năm 2017, Bộ Quốc phòng đã bàn giao cho TP Hồ Chí Minh 177,3 ha đất quốc phòng để phát triển kinh tế - xã hội. Riêng sân bay Tân Sơn Nhất, từ năm 2007 đến năm 2017, Bộ Quốc phòng đã 4 lần điều chỉnh quy hoạch, bàn giao khoảng 98,7 ha đất quốc phòng cho Bộ Giao thông Vận tải để xây dựng đường lăn, sân đỗ, khu vực bảo đảm kỹ thuật hàng không; trong đó, riêng năm 2017 đã bàn giao gần 45 ha. Từ năm 2004 đến năm 2017, Bộ Quốc phòng đã 3 lần bàn giao khoảng 10,5ha đất quốc phòng cho UBND TP Hồ Chí Minh để mở đường giao thông đô thị.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.