Quyết tâm tháo gỡ khó khăn, xử lý dứt điểm doanh nghiệp yếu kém

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị liên quan sớm hoàn thiện phương án xử lý các doanh nghiệp, dự án, nhà máy yếu kém. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị liên quan sớm hoàn thiện phương án xử lý các doanh nghiệp, dự án, nhà máy yếu kém. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
(PLO) - Ngày 22/2 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý tồn tại, yếu kém của một số doanh nghiệp ngành công thương chủ trì buổi làm việc lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo sau hơn một tháng thị sát, tìm hiểu trực tiếp các dự án này.

Tham dự buổi làm việc còn có Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo và lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, các bộ, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo.

Trong thời gian từ giữa tháng 12/2016 tới cuối tháng 1/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng với các thành viên Ban Chỉ đạo đã trực tiếp thị sát, nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp này.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thị sát: Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy DAP Đình Vũ, Nhà máy DAP Lào Cai, dự án Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất, dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Sa và dự án Nhà máy gang thép Lào Cai.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo cũng tổ chức cuộc họp lần thứ nhất vào trung tuần tháng 12/2016 nhằm thống nhất cách thức hoạt động và xây dựng các báo cáo đánh giá tổng thể mọi mặt của từng dự án trên tinh thần đề cao tối đa trách nhiệm cá nhân người đứng đầu của mỗi bộ, cơ quan, đơn vị.

Tại các dự án trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thị sát cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất, tình hình sản xuất kinh doanh, nghe lãnh đạo nhà máy và lãnh đạo các bộ, ngành báo cáo về quá trình quyết định đầu tư, lập, thực hiện kế hoạch đầu tư, xây dựng, hoàn thiện và vận hành của hai nhà máy, thực trạng hoạt động, tình hình tài chính, yếu kém, thua lỗ.

Dưới sự chủ trì của lãnh đạo Chính phủ trong mỗi lần đi thị sát, các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo và các cá nhân có trách nhiệm của các dự án, nhà máy, đơn vị chủ quản thảo luận các phương án xử lý cấp bách cũng như quyết định tương lai của các dự án, nhà máy.

Thực tế, hầu hết các bộ, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp đã triển khai tích cực các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo về đánh giá thực trạng tình hình, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án, nhà máy, tiến tới khởi động lại hoạt động của các nhà máy. Thông qua đó, việc đôn đốc, thực hiện nhiệm vụ khôi phục sản xuất, kinh doanh của các nhà máy đã có kết quả tích cực như việc Nhà máy Đạm Ninh Bình đã đi vào hoạt động từ đầu năm mới 2017 với 80% công suất, cắt giảm từ 25-30% các chi phí vận hành, cắt giảm gần 100  lao động dư thừa...

Tuy vậy, một số bộ, ngành, doanh nghiệp còn chậm trễ, thiếu tích cực, chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm các ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ. Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2017.

Tại cuộc họp diễn ra sáng nay, Ban Chỉ đạo đã thảo luận báo cáo của Bộ Công Thương về tổng quan hiện trạng, tình hình tài chính, kỹ thuật, pháp lý và các phương án xử lý cho từng dự án, nhà máy trong nhóm 12 đơn vị yếu kém của ngành công thương theo nguyên tắc thị trường và các quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết số 05, Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Phải xử lý kiên quyết, khẩn trương, Nhà nước không bỏ thêm tiền cho các dự án này”.

Bên cạnh đó, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, công an cũng báo cáo bổ sung thêm các kết luận làm việc của các cơ quan này đối với một số nhà máy nhằm củng cố thêm dữ liệu về nguyên nhân, thực trạng yếu kém của các nhà máy để phục vụ cho việc đề xuất phương án xử lý. Việc phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán, công an trong thời gian tới sẽ xác định, làm rõ và xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân gây thua lỗ, thất thoát tài sản của Nhà nước.

Từ thực tiễn của Công ty Đạm Ninh Bình, Phó Thủ tướng chỉ đạo Ban Quản lý dự án Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ PVTex, Ethanol Quảng Ngãi… khẩn trương tính toán sự cần thiết, chi phí bỏ ra so với lợi ích thu về… để tái khởi động nhà máy do đã ngừng hoạt động trong thời gian dài.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến phát biểu và kết luận tại cuộc họp để hoàn thiện báo cáo, các phương án xử lý cả về cơ sở pháp lý, nội dung, so sánh chi phí và lợi ích từng phương án, đề xuất lựa chọn phương án, điều kiện thực hiện, lộ trình thực hiện phương án để Ban Chỉ đạo báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2017.

“Việc không thể chậm trễ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan phải bám sát nhiệm vụ, sớm hoàn thiện các phương án xử lý để trình Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, không để tiếp tục kéo dài tình trạng yếu kém, gây thiệt hại cho Nhà nước”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Đọc thêm

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).