Quy định của pháp luật dường như… khuyến khích "con nợ" chây ỳ?

Quy định của pháp luật dường như… khuyến khích "con nợ" chây ỳ?
(PLO) - Không nghi ngờ tính khả thi của mục tiêu đưa nợ xấu xuống 3% vào tháng 9/2015 của Ngân hàng Nhà nước, nhưng những vướng mắc trong xử lý nợ xấu dường như vẫn còn nguyên.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ Pháp chế Ngân hàng, Chủ tịch Cty Luật BASICO, không dưới 70% rào cản xử lý nợ xấu là do vướng mắc pháp lý…
Từ "luật cởi", "luật trói"
Một trong những “giải pháp” quan trọng giảm nợ xấu là các tổ chức tín dụng (TCTD) bán nợ cho các Cty Quản lý nợ và khai thác tài sản của các ngân hàng (AMC) nói chung và Cty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) nói riêng. 
Tiếng là “bán” nhưng các TCTD có nợ bán vẫn phải trích lập đủ dự phòng, cơ bản vẫn phải quản lý, xử lý nợ và chịu trách nhiệm như chưa bán nợ. Nhưng khi muốn ra tay xử lý thật bằng khởi kiện thì Toà án không thụ lý hoặc không chấp nhận tư cách tham gia tố tụng của các TCTD với lý do TCTD đã bán, chuyển tài sản của mình cho pháp nhân khác thì không còn quyền khởi kiện.
“Nếu VAMC ủy quyền cho TCTD khởi kiện và tham gia tố tụng thì phải với tư cách của VAMC kiện, chứ sao lại sử dụng tư cách của TCTD? Chưa nói, hệ thống Toà án còn căn cứ vào quy định không rõ ràng của Bộ luật Dân sự năm 2005 để gạt bỏ rất vô lý: Pháp nhân này không được phép ủy quyền cho pháp nhân khác. Thế là luật này làm hại luật khác. Luật này cởi, luật kia trói. TCTD chỉ còn biết chịu trận…”- Luật sư Đức phân tích.
Sự khập khiễng của pháp luật còn thể hiện trong quy định về quyền xử lý nợ của các TCTD. Theo quy định tại Điều 336 về Xử lý tài sản cầm cố, Điều 355 về Xử lý tài sản thế chấp, Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về “Giao dịch bảo đảm” (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012) thì các TCTD có đầy đủ quyền hạn tự mình và chủ động xử lý nợ nếu như đã có thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm. Đó là: Thu giữ tài sản bảo đảm; bán tài sản bảo đảm; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ;… 
Tuy nhiên, các TCTD hầu như không tự thực hiện được quyền này trên thực tế. Bởi có xung đột pháp luật do hành động xử lý nợ liên quan đến nhiều quy định khác về quyền sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền lợi của người tiêu dùng, hình thức và nội dung hợp đồng, thủ tục hành chính, trách nhiệm liên quan đến tài sản và giao dịch,… được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Công chứng… 
Đến “khuyến khích” con nợ chây ỳ
Đưa được vụ kiện ra Tòa đã khó, có bản án rồi tình hình cũng không sáng sủa hơn khi quy định của pháp luật dường như… khuyến khích con nợ chây ỳ (!?). Quy định của pháp luật về lãi suất chậm thi hành án là một ví dụ điển hình. Chẳng hạn, lãi suất nợ vay ngân hàng trong hạn là 10%/năm thì lãi suất quá hạn cao nhất là 15%/năm (theo Khoản 2 Điều 11 về lãi suất cho vay, Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) hoặc 19%/năm (theo Khoản 5 Điều 474 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, Bộ luật Dân sự 2005). 
Phần lớn nợ quá hạn có nguồn gốc từ một số năm trước, thì lãi suất quá hạn thường cao hơn thế, thậm chí lên đến cỡ 30%/năm. Trong khi đó, nếu đã kiện ra tòa thì sau khi có bản án, con nợ phải trả lãi suất chậm thi hành án 9%/năm (!?). Vậy là lãi suất này rẻ hơn cả lãi suất vay trong hạn và tất nhiên càng thấp so với lãi suất khi bị quá hạn. Hậu quả nhãn tiền của việc chậm thi hành án là đương nhiên, vì càng chây ỳ, trì hoãn thì càng có lợi (so với trước khi có bản án).
Về nguyên tắc, doanh nghiệp (DN) không còn khả năng trả nợ thì phải phá sản. Đó là một biện pháp đòi nợ, đồng thời cũng là một hình thức xoá nợ tập thể. Tuy nhiên, để xử lý xong một vụ phá sản DN thì phải mất vài năm. Chủ nợ có thể đạt kết quả tương tự nhưng đơn giản, nhanh gọn hơn nhiều bằng cách để cho con nợ giải thể và cùng chia nhau số tài sản còn lại. 
Tuy nhiên, Luật DN 2005 cũng như Luật năm 2014 vừa có hiệu lực thì vẫn cứ quy định cứng: DN muốn giải thể thì phải thanh toán đủ nợ nần. Mà việc chấp nhận thu một phần nợ, xong rồi mới xoá nợ khác nhiều với việc thừa nhận con nợ đã thanh toán hết nợ (trong khi chưa thu được) để giải thể đúng với quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy, khá nhiều trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất có sự khác nhau giữa hiện trạng và giấy tờ pháp lý. Tình trạng xây mới, cơi nới, thay đổi công trình không đúng với giấy phép còn phổ biến trên thực tế. Việc đó có thể xảy ra là trước hoặc sau thời điểm thế chấp tài sản. 
Đặc biệt là hàng triệu căn nhà ở nông thôn, chỉ có “sổ đỏ” mà không được ghi nhận tài sản trên đất. Trong khi hợp đồng thế chấp và việc đăng ký tài sản thế chấp thì phải lệ thuộc hoàn toàn vào các giấy tờ pháp lý, chứ không được phép mô tả tài sản theo thực tế. 
Do vậy, đến công đoạn phải xử tài sản thế chấp thì rất dễ phức tạp trên thực tế. Bên thế chấp cho rằng không thế chấp phần tài sản không được ghi nhận rõ trên sổ đỏ cũng như hợp đồng thế chấp, cho dù hợp đồng đã thoả thuận rõ ràng: Tài sản thế chấp bao gồm công trình xây dựng (bổ sung, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa) đã và sẽ xây dựng trong tương lai gắn liền với nhà đất thế chấp. Rất nhiều TCTD điêu đứng, khốn khổ về điều vô lý này…
Luật xử lý nợ xấu
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, việc các TCTD bán nợ cho VAMC, về cơ bản chỉ là một biện pháp dồn kho, đóng gói, khoanh nợ; cơ cấu lại khoản nợ chủ yếu là gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và đảo nợ. Còn sử dụng dự phòng thì là giảm lãi của ngân hàng để đánh đổi nợ xấu. “Con số là thật, nhưng kết quả xử lý thì chủ yếu mới chỉ là trên sổ sách. Nguy cơ rất lớn cho hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế vẫn còn đó…”- Luật sư thẳng thắn.
Theo ông, ước lượng không dưới 70% rào cản xử lý nợ xấu là do vướng mắc pháp lý. “Luật thì chỉ có loáng thoáng một vài ý. Còn bao nhiêu nghị định, thông tư trực tiếp điều chỉnh việc xử lý nợ xấu cũng không vượt nổi các nghị định, thông tư liên quan chứ chưa nói gì đến mâu thuẫn, vướng mắc với hàng chục đạo luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Vì vậy, để tháo gỡ xung đột, thậm chí là bế tắc trong một rừng luật hiện nay thì cần phải có một đạo luật xử lý nợ xấu…” - Luật sư Đức bày tỏ.
Luật sư Đức cũng cho rằng đã đến lúc luật pháp và hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường. Đó là, phải ưu tiên trước hết bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thay vì con nợ, tức bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay, thay vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Điều này cần phải được cụ thể hoá trong các đạo luật liên quan đến quan hệ vay nợ, thế chấp và xử lý hệ quả pháp lý.

Đọc thêm

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Khơi thông dòng chảy tài chính cho nông nghiệp thuận thiên

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Quốc)
(PLVN) - Gần 98% môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chuyển đổi trong nửa thập kỷ qua. Phát triển nông nghiệp dựa theo tự nhiên đang là yêu cầu cấp bách cho vùng đất này và nguồn lực tài chính được xem là một trong các giải pháp quan trọng nhất.

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

Khởi nghiệp ngày nay: Khó khăn hay cơ hội?

Khởi nghiệp thời điểm này chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho người có đam mê, sáng tạo, học hỏi. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trong thời điểm kinh tế biến động như hiện nay, câu hỏi về khởi nghiệp đã trở thành một chủ đề nóng bỏng. Và những người dũng cảm đặt chân vào thế giới kinh doanh phải đối mặt với một thách thức vô cùng lớn: Liệu đó là một cuộc đua đầy khó khăn hay cơ hội lớn đang mở ra?

Khởi nghiệp - những góc nhìn khác

Thanh niên khởi nghiệp thời ChatGPT cần nghĩ rộng ra lớn hơn và nhìn góc nhìn khác. (Ảnh: N.T)
(PLVN) - “Khởi nghiệp dựa trên công nghệ mở và Việt Nam đang đứng trước bước thay đổi lịch sử. Tinh thần khởi nghiệp phải nghĩ rộng ra, lớn hơn và nhìn góc nhìn khác. Và từng góc nhìn, trong đó sẽ có góc phù hợp với từng bạn” - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhắn nhủ các bạn trẻ…

Những điều chưa biết về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu

Thung lũng Silicon tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong số các hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2023. (Ảnh: San Francisco Chronicle)
(PLVN) - Hàng thập kỷ qua, các công ty khởi nghiệp đã chứng minh được chỗ đứng trong nền kinh tế hiện đại và là một trong những giải pháp cho phát triển bền vững. Trong đó, hệ sinh thái khởi nghiệp khắp năm châu - nơi sản sinh ra những huyền thoại, những doanh nghiệp tỷ USD góp vai trò quan trọng vào thành tựu nói trên.

Tiết kiệm điện không chỉ trong Giờ Trái đất

Sân bay Nội Bài giảm bớt điện hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất.
(PLVN) - Hàng loạt hoạt động đã diễn ra trong Giờ Trái đất 2024. Thông điệp được gửi đi từ các hoạt động này là tiết kiệm điện (TKĐ) thành thói quen. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy, nếu Việt Nam thực hành TKĐ hiệu quả tương đương với việc xây được nhà máy điện mới với công suất 12.000 MW.