Quy định chặt chẽ để nhận diện tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đăng ký giao dịch bảo đảm được coi là một công cụ hữu hiệu nhằm phát huy giá trị của tài sản và tăng khả năng tiếp cận vốn của pháp nhân và cá nhân cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là bất động sản. Tuy nhiên, việc nhận diện và chứng minh tài sản, nhà ở bảo đảm hình thành trong tương lai hiện nay còn nhiều khó khăn do một số quy định còn chưa chặt chẽ.

Do vậy, để phù hợp với tinh thần mới của Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định của Luật Đất đai, Luật Công chứng, Dự thảo Nghị định về Đăng ký biện pháp bảo đảm đã quy định rõ một số thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản, nhà ở hình thành trong tương lai; tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở. Qua đó, góp phần đảm bảo sự an toàn, lành mạnh, thuận lợi trong hoạt động tín dụng, kinh doanh bất động sản.

Theo đó, đối với đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai, đây được xác định là những loại tài sản có giá trị kinh tế lớn nhưng lại rất khó nhận diện do khối tài sản này chưa tồn tại và thời gian hình thành, hoàn thành thường kéo dài, trải qua nhiều quy trình, công đoạn đầu tư, xây dựng khác nhau. Do vậy, để có thể xác định, nhận diện tài sản này, đặc biệt, để có được căn cứ chứng minh tài sản bảo đảm này sẽ được hình thành trên thực tế thì dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định về hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ: quyết định giao đất, cho thuê đất, bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng công trình của dự án, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở… 

Ngoài ra, nhằm giải quyết trường hợp thực tế tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở đã được xây dựng trên đất chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận mà cá nhân, pháp nhân có yêu cầu đăng ký thế chấp đối với tài sản nêu trên, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp trong 2 trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất là một chủ thể hoặc hai chủ thể khác nhau. Theo đó, người yêu cầu đăng ký thực hiện nộp đồng thời hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Về việc đăng ký chuyển tiếp đối với các biện pháp bảo đảm được đăng ký dưới những trạng thái pháp lý khác nhau của tài sản, dự thảo Nghị định bổ sung và pháp điển hóa các quy định của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT/BTP-BTNMT về đăng ký chuyển tiếp biện pháp bảo đảm. Trong đó bao gồm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán sang đăng ký thế chấp nhà ở, tài sản, công trình xây dựng hình thành trong tương lai hoặc sang đăng ký thế chấp tài sản, nhà ở đã hình thành nhưng chưa có giấy chứng nhận hoặc tài sản có sẵn, đã hình thành và đã có giấy chứng nhận.

Đặc biệt, để tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của cá nhân, tổ chức, cơ quan đăng ký, quy định rõ ràng về thủ tục như việc truy cập hệ thống đăng ký, trả kết quả đăng ký, Dự thảo cũng bổ sung trường hợp đăng ký trực tuyến không có giá trị pháp lý và xử lý trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý. Đồng thời, bổ sung quy định về việc khôi phục dữ liệu trong trường hợp kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định. Nhờ đó, góp phần đảm bảo đầy đủ căn cứ thực hiện và thực hiện đúng quy định của cá nhân, tổ chức, cơ quan đăng ký; tránh tình trạng hủy không đúng căn cứ pháp luật và đảm bảo quyền lợi của người yêu cầu đăng ký, thứ tự ưu tiên thanh toán đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký.

Đọc thêm

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).