Nhiều tồn tại trong quản lý nợ công

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Báo cáo về kiểm toán ngân sách nhà nước 2014 được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố ngày hôm qua 26/8, cho thấy  nợ công của Việt Nam  đến 31/12/2014 đã tăng  hơn 17% so với năm 2013. KTNN cũng chỉ ra nhiều tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nợ công...

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2015 và kiểm toán ngân sách nhà nước (NSNN) 2014, ông Đào Văn Dũng – Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) cho biết: “Bộ Tài chính chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng làm cơ sở để KTNN xác nhận số dư nợ công đến 31/12/2014 tại Báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2014”.

Theo kết quả kiểm toán, dư nợ công đến 31/12/2014  là 2.284.882 tỷ đồng (Nợ Chính phủ 1.826.777 tỷ đồng, bằng 46,4% GDP, chiếm 79,95% nợ công; nợ được Chính phủ bảo lãnh 422.640 tỷ đồng, chiếm 18,5% nợ công; nợ chính quyền địa phương 35.465 tỷ đồng, chiếm 1,55% nợ công), bằng 58,02% GDP, tăng 17,1% (333.377 tỷ đồng) so với năm 2013 (năm 2013 là 1.951.505 tỷ đồng). 

Báo cáo kiểm toán giải thích số liệu nợ trong báo cáo kết quả kiểm toán là số liệu tổng hợp trên cơ sở Báo cáo của Bộ Tài chính và điều chỉnh một số khoản theo kết quả kiểm toán. Kiểm toán không được cung cấp đầy đủ bằng chứng để KTNN xác nhận số nợ công.

Báo cáo của KTNN dẫn chứng: Số dư đầu kỳ (31/12/2013) của hầu hết danh mục nợ công tại "Báo cáo các chỉ tiêu giám sát nợ công năm 2014" của Bộ Tài chính không phù hợp với số liệu tại "Báo cáo giám sát nợ công năm 2013". Tuy nhiên, Bộ Tài chính chưa làm rõ đầy đủ nguyên nhân chênh lệch trên. Ngoài ra, một số khoản vay trong nước, Bộ Tài chính chỉ cung cấp cho KTNN số liệu tổng hợp, chưa cung cấp các tài liệu về hạch toán, theo dõi chi tiết đối với từng khoản vay. 

Mặc dù ghi nhận chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nợ công trong năm 2014 đã từng bước được tăng cường. Song, KTNN vẫn chỉ ra nhiều tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nợ công. 

Kết quả kiểm toán cho thấy danh mục nợ công tuy phù hợp với quy định của Luật Quản lý nợ công nhưng có thể bị trùng lặp hoặc chưa đầy đủ các khoản nợ của Chính phủ; công tác tổ chức quản lý nợ công phân tán, thiếu sự đối chiếu, thống nhất trước khi tổng hợp, lập báo cáo; tốc độ nợ công tăng nhanh (theo báo cáo của Bộ Tài chính, dư nợ công giai đoạn 2010-2014 tăng bình quân 18,6%/năm; đến 31/12/2015 nợ công chiếm khoảng 62,2% GDP và nợ Chính phủ khoảng 50,3% GDP). 

KTNN cũng chỉ ra việc giao kế hoạch vốn ngoài nước của Bộ KH&ĐT chưa phù hợp với đăng ký nhu cầu vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, chưa đảm bảo theo tiến độ của các dự án, dẫn đến giải ngân ngoài dự toán lớn là nguyên nhân chính làm tăng bội chi ngân sách, phá vỡ kế hoạch NSNN đã được Quốc hội thông qua.

Số liệu của Kho bạc Nhà nước cho thấy, số giải ngân năm 2014 của: Các Bộ, cơ quan TW là 13.074 tỷ đồng, vượt 82,8% (5.922 tỷ đồng) kế hoạch (7.152 tỷ đồng); 63 địa phương là 14.658 tỷ đồng, vượt 90,3% (6.958 tỷ đồng) kế hoạch (7.700 tỷ đồng).

Một vấn đề được KTNN nêu lên là 41/43 dự án thuộc đối tượng phải thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh nhưng chưa thế chấp tài sản. Trong khi đô, các DN được Chính phủ bảo lãnh chưa thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá và lãi suất.

Đặc biệt, nhiều dự án vay lại và vay được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ. Đến 31/12/2014, dư nợ của các dự án cho vay lại có nợ quá hạn tương đương trên 1,29 tỷ USD, chiếm 10,06% tổng dư nợ. Theo thống kê, 10 dự án được Chính phủ bảo lãnh đã phải ứng vốn từ Quỹ tích lũy để trả nợ với số dư tương đương 4.703 tỷ đồng, trong đó 8 dự án có nợ ứng vốn quá hạn tương đương 1.792 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo, cả lãnh đạo KTNN, điện diện Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đều khẳng định mặc dù công tác quản lý nợ công đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng những tồn tại được kiểm toán chỉ ra cho thấy cần phải có những đòi hỏi nghiêm khắc hơn với cơ quan chức năng, với công tác quản lý, nhất là  trong  bối cảnh ngân sách vẫn đang rất khó khăn, nợ công tiếp tục tăng cao... 

“Chúng tôi đã nói nhiều, kiến nghị nhiều, Chính phủ và các bộ đã có nhiều cải tiến nhưng đúng là kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm. Chúng ta cần đồng cam trách nhiệm kiến nghị giải pháp đưa ra để có quy chế quản lý chặt chẽ...”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Bùi Đặng Dũng phát biểu. 

Tin cùng chuyên mục

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Đọc thêm

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Khơi thông dòng chảy tài chính cho nông nghiệp thuận thiên

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Quốc)
(PLVN) - Gần 98% môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chuyển đổi trong nửa thập kỷ qua. Phát triển nông nghiệp dựa theo tự nhiên đang là yêu cầu cấp bách cho vùng đất này và nguồn lực tài chính được xem là một trong các giải pháp quan trọng nhất.

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.