Khởi nghiệp trong nông nghiệp phải là lĩnh vực dẫn đầu

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Phát biểu tại Diễn đàn khởi nghiệp “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo trong Nông nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức sáng qua, 27/12,  Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định nông nghiệp là lợi thế đặc biệt của Việt Nam và khởi nghiệp là phương thức thúc đẩy phát triển nông nghiệp. 

Tín hiệu vui

Chủ tịch VCCI cho biết, thời gian qua 2 cụm từ được nhắc nhiều lần là nông nghiệp và khởi nghiệp. Theo ông, đây là “cứu tinh” của nền kinh tế Việt Nam. 

“Trong suốt 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam chưa có sự thay đổi, chưa bứt phá do vậy nền kinh tế chưa có cơ hội phát triển. Suốt 30 năm qua, nông nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại ở nền kinh tế hộ gia đình, manh mún, không gắn kết nên không phát triển được”, Chủ tịch VCCI nhận định. Do vậy, vấn đề khởi nghiệp trong nông nghiệp, theo Chủ tịch VCCI, trước hết nhằm vào đổi mới mô hình kinh doanh trong nông nghiệp từ các hộ cho đến người kinh doanh và cả nền kinh tế.

“Trong quá trình đổi mới mô hình kinh doanh nông nghiệp, dù là 4 nhà nhưng DN đứng vai trò trung tâm trong chuỗi liên kết đó”, TS Lộc khẳng định.

TS Lộc cũng bày tỏ vui mừng vì càng ngày càng có nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thậm chí có nhiều sinh viên vừa ra trường đã về nông thôn để khởi nghiệp từ trồng rau, nuôi lợn… “Sự thức tỉnh của giới trẻ là tín hiệu đáng mừng cho đất nước”, TS Lộc nhận định.

Theo ông Phạm Quang Hiển – Vụ trưởng Vụ Quản lý DN, Bộ NN&PTNT, số lượng DN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn thấp, chỉ chiếm 1% trong tổng số DN hoạt động trên cả nước. Sản xuất nông nghiệp vẫn đa phần là quy mô nhỏ, điều kiện hạ tầng, dịch vụ… còn nhiều yếu kém. DN mới chỉ chú ý đến sản xuất và chế biến thô mà chưa chú ý trong về sản xuất tinh và các hoạt động marketing. DN mới chỉ tập trung phát triển ở các vùng có điều kiện thuận lợi. 

Bên cạnh đó, một số chính sách về đất đai, thuế, về khuyến khích DN đầu tư, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn còn những hạn chế, chậm sửa đổi so với thực tiễn. Đặc biệt, tính ổn định của quy hoạch trong từng lĩnh vực nông nghiệp chưa bền vững, việc quản lý thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ, thiếu chế tài. Công tác cải cách hành chính tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện còn chậm. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn chậm, hiệu quả chưa cao.

“Do đó, Đảng và Chính phủ đã thực sự quan tâm đến khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp trong nông nghiệp, coi khởi nghiệp chính là động lực để tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân”, ông Hiển nói.

Cần một hệ sinh thái hoàn chỉnh

Theo Chủ tịch VCCI, để phát triển nông nghiệp cần phải có hệ sinh thái để thúc đẩy khởi nghiệp. Ông Lộc cho rằng “chúng ta chỉ thành công khi xây dựng được một hệ sinh thái hoàn chỉnh, trong đó phải đảm bảo nhiều cách tiếp cận khác nhau: Thứ nhất, cần tạo cho các DN có thể tiếp cận thị trường; Thứ hai, cung cấp được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các DN khởi nghiệp; Thứ ba, có một hệ thống tài chính, cơ chế tài chính để dẫn vốn cho các DN khởi nghiệp (quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần...); Thứ tư, xây dựng khung pháp lý cho khởi nghiệp để DN mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp; Thứ năm, cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp cần hoàn thiện”.

Trưởng phòng Công tác chính trị và Sinh viên, Học viện Nông nghiệp, ông Vũ Ngọc Huyên  cho rằng, để xác định và xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp thì vấn đề nằm ở việc tổ chức hệ thống. Bởi từ nghị quyết chính sách, để đi vào thực tiễn cuộc sống, phải thông qua một hệ thống. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, khởi nghiệp trong nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đủ hệ thống phát triển thành cộng đồng và hệ sinh thái.

Đặc biệt, theo ông Huyên, cần cấp thiết thành lập một hội đồng cố vấn khởi nghiệp. Bởi hiện chúng ta mới chỉ có cố vấn ý tưởng, cố vấn cuộc thi mà chưa có hội đồng cố vấn để triển khai các ý tưởng khởi nghiệp vào cuộc sống.

Qua 4 năm triển khai đề án hệ sinh thái khởi nghiệp, hiện mới chỉ có 5 đề án tham dự thành công trong việc thành lập DN, vẫn có những DN đang loay hoay kêu gọi vốn, loay hoay xin thủ tục… Bên cạnh đó, có những dự án được giải cao nhưng chưa đi vào thực tiễn, những dự án giải thấp lại lập tức thành lập được DN sau khi kết thúc cuộc thi. “Vấn đề ở đây là con người. Nếu có sự chung sức của nhiều lực lượng, sự vào cuộc hỗ trợ của nhiều đơn vị thì đã có nhiều dự án khởi nghiệp được đi vào thực tiễn hơn”, ông Huyên phát biểu.

Ông Nguyễn Chí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội NN & PTNT Việt Nam cho rằng, với việc khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn -  một lĩnh vực nhiều rủi ro, chậm thu hồi vốn, vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng.

Nhắc lại lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị của Bộ NN&PTNT mới đây: “Thể chế ràng buộc sự phát triển thì phải bãi bỏ ngay, đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ nó một cách vô lý”, ông Ngọc cho rằng, để hiện thực được việc xóa bỏ đó không dễ,trong khi thực tiễn cho thấy, hệ thống chính sách, thể chế của chúng ta còn chậm thay đổi. “Vì vậy, Nhà nước cần phải thay đổi thể chế, thay đổi tư duy ngay lúc này”, ông Ngọc đề nghị

“Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào thực tế để đổi mới, thay đổi quyết liệt, để những lời nói của Thủ tướng được thực hiện hiệu quả nhằm xây dựng thành công hệ sinh thái khởi nghiệp”, ông Ngọc bày tỏ. 

Đọc thêm

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..