Hải Phòng: “Nóng” tiền thuê đất, tiếp tục đề nghị giảm thuế, phí

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Ngày 7/4, UBND TP.Hải Phòng đã tổ chức cuộc họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị VCCI – Chi nhánh Hải Phòng, Liên minh hợp tác xã, các hiệp hội doanh nghiệp (DN) trên địa bàn sớm tập hợp các kiến nghị của cộng đồng  DN về UBND TP.Hải Phòng để báo cáo Chính phủ, tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN.
Tiền thuê đất vẫn “nóng”
Theo đề nghị của UBND TP.Hải Phòng, các tổ chức hội nghề nghiệp, các hiệp hội DN cần tập trung gửi kiến nghị khó khăn của DN về Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), UBND TP.Hải Phòng trước ngày 10/4, để UBND TP kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ KH&ĐT, phục vụ cuộc đối thoại thường niên giữa Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng DN năm 2014.
Mặc dù chỉ là cuộc họp tập hợp các kiến nghị của DN nhưng những vấn đề về tiền thuê đất, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã “nóng” bất thường. Bà Hoàng Thị Vĩnh – Giám đốc Cty TNHH Vĩnh Hoàng (trụ sở tại phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng) đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.Hải Phòng cần xem lại cách tính tiền thuê đất đối với diện tích của DN. 
Theo bà Vĩnh, những năm trước, DN sử dụng hơn 16.000m2 đất thuộc tuyến ba, có giá thuê đất thấp, nhưng năm 2014 ngành TN&MT lại tính diện tích này theo giá thuê đất tuyến hai, có giá trị cao hơn rất nhiều.
Ông Phạm Thanh Minh – Giám đốc Cty CP Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng cho hay: Năm 2013, DN chỉ phải nộp tiền sử dụng đất cho diện tích hơn 121.601m2  đất tại Tổng kho 3 Lạc Viên (quận Ngô Quyền) với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng. Năm 2014, Cục Thuế TP.Hải Phòng lại ra thông báo yêu cầu DN phải nộp tiền thuê đất cho thời hạn 5 năm, với số tiền tăng lên gấp 8,4 lần so với năm 2013, cụ thể là 12,5 tỷ đồng. Số tiền thuê đất như vậy còn lớn hơn cả tổng doanh thu năm 2013 của DN ông Minh. 
Hiệp hội Làng nghề Mỹ Đồng (huyện Thủy Nguyên) lại trình bày: Từ tháng 6/2013, UBND TP đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành của Hải Phòng phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tồn tại Dự án xây dựng làng nghề Mỹ Đồng, để UBND TP thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các DN tại làng nghề. 
UBND huyện và TP cũng đã hơn một lần có công văn hối thúc các ngành chức năng của Hải Phòng triển khai các công việc được giao. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có Sở Tài chính cử cán bộ xuống làng nghề kiểm tra thực địa, nhằm xác định nghĩa vụ tài chính trong việc nộp tiền sử dụng đất; các ngành quy hoạch, TN&MT vẫn chưa có hoạt động cụ thể xúc tiến các thủ tục cho DN làm thủ tục thuê đất trên diện tích DN đã thực tế sử dụng hơn 10 năm nay.
Cty TNHH Lam Sơn kiến nghị, Dự án xây dựng Nhà máy phân bón giai đoạn 1, công suất 9.000 tấn/năm được UBND TP.Hải Phòng chỉ đạo các Sở: TN&MT, KH&ĐT phối hợp cùng DN đề xuất phương án giải quyết dứt điểm các vướng mắc về quy hoạch xong trong năm 2013. Đến nay, DN đã làm xong chứng chỉ quy hoạch nhưng vẫn đợi UBND TP phê duyệt quy hoạch chi tiết, DN chưa thể triển khai dự án.
Đề nghị được giảm thuế, phí 
Cty CP Phát triển du lịch Hải Phòng cho biết, từ năm 2013 UBND TP.Hải Phòng đã có chỉ đạo các ngành Thuế, TN&MT xem xét giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN và tiền thuế đất cho DN. Tuy nhiên, ý kiến chỉ đạo của UBND TP vẫn chưa được các ngành của Hải Phòng triển khai.
Ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch Hiệp hội DN quận Hải An phản ánh: Trên địa bàn quận Hải An có đầy đủ các DN hoạt động trong lĩnh vực cảng biển và kho bãi hậu cần cảng, logistic, vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, hoạt động cảng biển thiếu chế tài đủ mạnh, các DN khai thác cảng biển, hậu cần cảng trên địa bàn thi nhau giảm giá dịch vụ bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bãi dẫn đến phát triển không bền vững.
Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực logistic, vận tải đa phương thức cũng gặp không ít khó khăn từ cơ quan quản lý nhà nước. Theo ông Dũng, các DN này sử dụng nhiều xe ô tô, sơ mi–rơ móc, những loại phương tiện theo quy định của pháp luật phải có thiết bị giám sát hành trình, nộp phí đường bộ. 
Tại các quốc gia phát triển, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện vận tải là quyền, trách nhiệm của chủ phương tiện để chủ phương tiện giám sát phương tiện của mình. Tại Việt Nam, thiết bị hành trình lại để cho cơ quan quản lý nhà nước thay mặt chủ phương tiện giám sát lái xe như thế là lãng phí, không cần thiết. 
Việc thu phí đường bộ sơ mi–rơ móc cũng như phí đường bộ các phương tiện chuyên chở hàng hóa được thu phí một lần trong một năm nhưng không tính đến các ngày phương tiện phải tham gia sửa chữa định kỳ hàng năm cũng khiến chủ DN bị thiệt thòi không nhỏ.
Vẫn theo ông Dũng, trên quốc lộ 5, huyết mạch giao thông giữa Cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội còn tồn tại hai trạm thu phí. Ngoài ra, tại các tuyến giao thông đối ngoại của Hải Phòng còn có các trạm thu phí đã được Nhà nước nhượng quyền thu phí. Việc tồn tại các trạm thu phí này là tình trạng “phí chồng lên phí”, vi phạm quy định về Pháp lệnh thu phí và lệ phí, bởi lẽ từ năm 2012, các phương tiện đã thực hiện nộp phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện được quy định tại Nghị định 12/2012 của Chính phủ và Thông tư 197/2012 của Bộ Tài chính. 
Ông Phạm Hữu Thư - Chánh Văn phòng UBND TP.Hải Phòng cho biết, TP.Hải Phòng không chỉ tập hợp những kiến nghị của DN để báo cáo Bộ KH&ĐT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở những kiến nghị của DN, UBND TP sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các ngành liên quan kịp thời tháo gỡ vướng mắc của DN. Ông Thư nhấn mạnh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN là nhiệm vụ trọng tâm của lãnh đạo TP.Hải Phòng nhằm phục hồi kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng./.

Đọc thêm

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).