Công nghiệp 4.0: Cần thiết nhưng không phải áp dụng bằng mọi giá!

Ảnh: Phòng điều khiển trung tâm- “Trái tim” của NMLD Dung Quất
Ảnh: Phòng điều khiển trung tâm- “Trái tim” của NMLD Dung Quất
(PLO) - Khẳng định sự cần thiết của công nghệ thời 4.0 trong ngành dầu khí, song ông Lê Xuân Huyên, Trưởng ban Chế biến dầu khí Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cho rằng, không nhất thiết phải áp dụng công nghệ 4.0 bằng mọi giá,  mà cần có sự lựa chọn kỹ càng…

Vấn đề được bàn thảo tại hội thảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và ứng dụng vào các nhà máy chế biến Dầu khí để nâng cao năng lực cạnh tranh” do PVN tổ chức hôm 26/5 vừa qua.

Tại hội thảo, Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đã điểm lại 3 cuộc cách mạng công nghiệp mà nhân loại đã trả qua, gồm có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào thế kỷ 18 khi loài người phát minh động cơ hơi nước, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải; lần thứ 2 vào thế kỷ 19 khi loài người phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước; và lần thứ ba vào những năm 1970 với sự ra đời của máy tính, vệ tinh, internet..,

“Và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã diễn ra từ đầu thế kỷ 21 với trí tuệ nhân tạo, điện toán, vật liệu tiên tiến, nền tảng đột phá của công nghệ số. Điều này đã đặt ra những cơ hội cũng như thách thức với đất nước nói chung, ngành Dầu khí và các nhà máy chế biến Dầu khí nói riêng”- ông Hùng nhấn mạnh.

Theo ông Lý Hoàng Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN, ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước Đông Nam Á hiện chưa có chiến lược riêng về thúc đẩy công nghiệp 4.0 hay sản xuất tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực liên qua đã có những định hướng và chiến lược cụ thể.

“Để bắt kịp và tạo lợi thế khi tiếp cận, thúc đẩy công nghiệp 4.0 thì chúng ta cần tạo sự bứt phá về công nghệ thông tin (CNTT) – truyền thông; xây dựng các kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với xu thế phát triển 4.0; thay đổi mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là dạy nghề; đồng thời nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về cuộc cách mạng 4.0”- ông Tùng nói.

Bàn về một số giải pháp phát triển ứng dụng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực chế biến dầu khí, ông Bùi Ngọc Dương, Phó Trưởng Ban Chế biến dầu khí  PVN cho rằng, đây là một nhu cầu bức thiết đối với các nhà máy chế biến dầu khí trong nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, cần có một chiến lược tổng thể với chi phí đầu tư lớn. Ngoài ra cũng gặp thách thức về rào cản chính sách, rủi ro về an ninh, an toàn khi kết nối với bên ngoài.

Ông Dương cũng nhận định, với hạ tầng về CNTT, tự động hóa, trình độ quản lý, nhân lực... và mức độ sẵn sàng của các DN chế biến dầu khí của PVN thì việc tiếp cận và ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào SXKD là hoàn toàn có cơ sở. Điều đó có thể áp dụng bằng cách tiếp tục tối ưu hóa vận hành, bảo dưỡng, phân phối; sử dụng robot vào các việc có tính chất lặp lại, phổ thông như đóng bao, bốc xếp trong nhà máy đạm, lấy mẫu tự động trong các nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí... và tại các khu vực có mức độ nguy hiểm cao, khó tiếp cận.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, NMLD Dung Quất đang vận hành bằng hệ thống tự động hóa của Mỹ. Công tác vận hành sản xuất, theo dõi thiết bị và bảo dưỡng được thực hiện một phần bằng trang thiết bị tự động. Trong tương lai, NMLD Dung Quất sẽ lấy CNTT làm nền tảng. Ví dụ, nhà máy sẽ áp dụng CNTT vào công tác điều độ tàu bè, rô bốt hóa, tự động hóa các xe nâng… Để làm được điều đó, BSR đã có chiến lược đào tạo con người có kỹ năng cao.

Được biết, PVN đã có chủ trương về việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó là: nghiên cứu các nguồn lực và lĩnh vực kinh doanh chính phù hợp với chiến lược phát triển của từng đơn vị để áp dụng công nghệ 4.0; Tập trung áp dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực cốt lõi; Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển; Ứng dụng những xu hướng công nghệ mới phù hợp với thực tiễn của nhà máy chế biến dầu khí…

“Cách mạng công nghiệp 4.0 phải được kết nối với 3.0. Các đơn vị khâu sau của ngành dầu khí cần phải tuyên truyền cho người lao động để nâng cao nhận thức, phải tự nhận thức được năng lực hiện tại để tự đào tạo, cho người lao động thấy rằng trong cuộc cách mạng 4.0 này, nếu không tự đào tạo thì sẽ là vật cản cho SXKD và hiệu quả của các đơn vị thành viên…”-  Ông Phan Đình Đức, HĐTV PVN lưu ý.

Trưởng ban Chế biến dầu khí PVN, ông Lê Xuân Huyên cũng lưu ý, không nhất thiết phải áp dụng công nghệ 4.0 bằng mọi giá, mà cần có sự lựa chọn kỹ càng. Ví dụ một số phân xưởng công nghệ ở NMLD Dung Quất không dễ gì thay đổi hoặc áp dụng công nghệ 4.0 trong một sớm một chiều. NMLD Dung Quất cần tập trung vào quản trị dữ liệu, tối ưu hóa dầu thô, hóa phẩm nhân lực… Ngoài ra, các dự án của PVN cũng nên áp dụng công nghệ 4.0 ngay từ thời điểm đầu tư dự án… 

Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cũng khẳng định, PVN và các đơn vị thành viên chắc chắn không đứng ngoài cuộc cách mạng 4.0. “PVN thống nhất nhận thức, 4.0 có ảnh hưởng rất lớn đến SXKD; Coi đây là cơ hội cũng là thách thức và có giải pháp tận dụng cơ hội đặc biệt này. Đổi mới, sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng và mang lại sức cạnh tranh mới trong tương lai. Chính tài năng của con người và lao động sáng tạo mới giúp DN có sức cạnh tranh…”- Lãnh đạo PVN nhấn mạnh.

Phó Tổng giám đốc PVN yêu cầu các nhà máy dầu khí khâu sau cần hoàn thiện báo cáo gửi Tập đoàn về việc đánh giá thực trạng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Phải đặt mục tiêu tăng trưởng thì ắt sẽ có giải pháp và nghĩ ngay đến công nghệ 4.0. Đồng thời, PVN cần lựa chọn đối tác tư vấn, hợp tác, đầu tư một cách có chọn lọc.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội nghị.

Chủ tịch Bình Định cam kết với nhà đầu tư

(PLVN) - “Chúng tôi cam kết nhà đầu tư sẽ được giải quyết vướng mắc nhanh nhất thông qua đường dây nóng và tổ công tác đặc biệt của Chủ tịch UBND tỉnh, với hình thức xử lý online ngay khi nhận thông tin và họp trực tiếp thường kỳ vào sáng thứ 2 hằng tuần do Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định.

Đọc thêm

GDP quý 1/2024 tăng cao nhất từ năm 2020 đến nay

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng TCTK chủ trì họp báo
(PLVN) - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ các năm từ 2020-2023. Đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng này là khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ...

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.
(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Xây dựng chính sách cho chuyển đổi xanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chuyển đổi xanh là xu thế của toàn cầu. Dự báo và nắm bắt xu thế tất yếu này, Bộ Chính trị từng có nhiều nghị quyết quan trọng. Ngay từ cách đây 10 năm là Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cách đây 4 năm là Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.