Mang tội vào thân vì dựa hơi “ông lớn”

Chỉ vì muốn có chút danh là “Cty con của Vinashin”, cựu giám đốc Cty CP công nghiệp tàu thủy Trường Xuân đã phải gánh tội danh “tham ô tài sản” vì sử dụng tiền… Nhà nước.

Chỉ vì muốn có chút danh là “Cty con của Vinashin”, cựu giám đốc Cty CP công nghiệp tàu thủy Trường Xuân đã phải gánh tội danh “tham ô tài sản” vì sử dụng tiền… Nhà nước.

Ông Hoàng Văn Tuyển - bố của liệt sỹ chống Mỹ - phải đối mặt với án 20 năm tù giam
Ông Hoàng Văn Tuyển - bố của liệt sỹ chống Mỹ - phải đối mặt với án 20 năm tù giam

“Mượn danh”

Ông Hoàng Văn Tuyển, nguyên Giám đốc Cty CP công nghiệp tàu thủy Trường Xuân (Cty trường Xuân) đã ngoài 70 tuổi nhưng đang phải đối mặt với bản án 20 năm tù của tham ô tài sản, tội danh mà chỉ có quan chức nhà nước mới “dính” phải. Bản án oan nghiệt đối với ông Tuyển là “hậu quả” của quá trình “dựa hơi” Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin để làm ăn.

Mặc dù đã có DN nhưng để có vị thế hơn nên ngày 26/8/2004, ông Tuyển đã ký kết một thỏa thuận với Vinashin về việc thành lập Cty Trường Xuân, với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Trong đó, Vinashin góp 51% (tương đương 10,2 tỷ), ông Tuyển góp 39% và một cá nhân khác là ông Nguyễn Văn Nội góp 10% vốn.

Thế nhưng, kể từ khi có biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập Cty trường Xuân đến nay cũng chưa có cổ đông nào góp vốn. Mặc dù Cty này được Sở KH&ĐT tỉnh Nam Định cấp đăng ký kinh doanh và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh nhưng thực tế, Cty chỉ tồn tại với cái danh chứ thực chất, các cổ đông chưa góp vốn. Về phía Vinashin, Tập đoàn này đã không đầu tư vào Cty Trường Xuân theo thỏa thuận góp vốn thành lập Cty mà chỉ “góp vốn” 6 tỷ đồng bằng… “thương thiệu”. Song, việc góp vốn này cũng chỉ được Vinashin đề cập đến khi chuyển quyền cổ đông của mình tại Cty Trường Xuân cho Cty Phà Rừng vào năm 2009 (Cty con của Vinashin) mà không được ghi nhận trong biên bản góp vốn theo quy định của luật doanh nghiệp.

Như vậy, Cty CNTT Trường Xuân mang tiếng là “công ty con” của Vinashin nhưng thực chất chỉ là một cái…danh hão chứ thực chất Vinashin chưa góp vốn vào cty này. Những người thành lập Cty Trường Xuân cũng chỉ muốn qua cái danh này để được nhờ vả Vinashin khi tập đoàn này còn là một ông lớn với năng lực tài chính dồi dào. Quả thực, Cty Trường Xuân cũng đã được Vinashin hỗ trợ tài chính bằng cho vay vốn thông qua Công ty tài chính Vinashin (VFC) để thực hiện các dự án đóng tàu.

Mang tội vào thân vì mượn danh

Sau khi được thành lập, ông Tuyển với vai trò là giám đốc, người đại diện theo pháp luật đã trực tiếp điều hành Cty Trường Xuân. Mặc dù dự án này do Cty Trường Xuân làm chủ đầu tư nhưng mọi thủ tục đều được trình lãnh đạo Vinashin phê duyệt để làm cơ sở cho việc vay vốn của Tập đoàn. Điều này đã tạo ra một nghịch lý là Vinashin chỉ góp vốn bằng “danh” chứ không có thực vốn trong Cty Trường Xuân nhưng lại quyết định tất cả hoạt động của đơn vị này và đây cũng là lý do khiến nhiều người lâm cảnh tù tội.

Thực hiện dự án xây dựng cụm công nghiệp tàu thủy Xuân Tân, Cty Trường Xuân phải ký kết hợp đồng với các công ty con khác của Vinashin trong việc tư vấn, khảo sát thiết kế và giám sát dự án. Bản thân Cty Trường Xuân “được giao” thực hiện san lấp mặt bằng và xây dựng tường bao đối với chính dự án mà Cty là chủ đầu tư, với giá trị gói thầu là hơn 7 tỷ 188 triệu đồng, trong đó hạng mục san lấp có giá trị hơn 5 tỷ 732 triệu đồng. Sau đó, Cty Trường Xuân đã thuê Cty Hương Bằng của ông Nguyễn Văn Hương thực hiện hạng mục này, với giá trị thực tế là 1 tỷ 286 triệu đồng trong khi hạng mục này được chính Vinashin phê duyệt dự toán hơn 5,7 tỷ đồng.

Để vay được tiền của Vinashin, Cty Trường Xuân đã phải thế chấp tài sản của Cty và tài sản cá nhân của ông Tuyển, đồng thời được chính Vinashin bảo lãnh với số tiền lên tới 20 tỷ đồng. Ngày 2/7/2007, Cty VFC đã ký hợp đồng tín dụng, cho Cty Trường Xuân vay 15 tỷ đồng để đóng 16 xà lan đẩy 450 tấn cho Cty TNHH Hoàng Lộc. Việc giải ngân sẽ được VFC thực hiện theo hồ sơ nghiệm thu và quyết toán công trình do Cty Trường Xuân lập.

Căn cứ dự toán hạng mục đầu tư san lấp mặt bằng đã được Vinashin phê duyệt, ông Tuyển cùng Cty Hương Bằng lập hồ sơ quyết toán hợp đồng san lấp mặt bằng dự án cụm công nghiệp Xuân Tân trình VFC duyệt giải ngân và được VFC giải ngân cho vay hơn 4 tỷ 951 triệu đồng trong gói vay ngày 2/7/2007. Sau đó, ông Tuyển đã chỉ đạo rút 4 tỷ trong số tiền trên để trả các khoản nợ khác của Cty Trường Xuân và cá nhân ông Tuyển. Sau này, Cty Trường Xuân đã hoàn trả lại số tiền này vào khoản tiền vay sử dụng đóng tàu.

Nhưng với lý do ông Tuyển và Cty Hương Bằng “quyết toán khống” số tiền thi công san lâp mặt bằng dự án cụm công nghiệp tàu thủy Tân Xuân để rút ra 4 tỷ đồng sử dụng vào mục đích khác, ông Tuyển cùng thủ quỹ, kế toán và cả Giám đốc Cty Hương Bằng đều bị truy tố về tội tham ô tài sản. Ngày 18/6/2012, TAND tỉnh Nam Định đã xét xử vụ án và xử phạt ông Tuyển 20 năm tù và 3 bị cáo khác là Đào Quang Huy, Mai Thị Tâm và Nguyễn Văn Hương đều chịu mức án 15 năm tù.

Bị quy kết về tội “tham ô tài sản” nhưng điều không bình thường trong vụ án này là ông Tuyển lại tham ô tài sản của… chính mình. Vì Cty Trường Xuân do ông Tuyển và Vinashin đồng sáng lập nhưng Vinashin chưa bỏ vào đây một đồng vốn nào nên thực chất, ông Tuyển không “chiếm đoạt” tiền của nhà nước. Số tiền mà ông Tuyển bị quy kết là chiếm đoạt thực chất là tiền Cty Trường Xuân đi vay của VFC, có thể chấp bằng tài sản của chính ông Tuyển. Việc có vay, có trả này đã thể hiện trong hồ sơ vay mượn giữa Cty Trường Xuân và VFC. Do đó, VFC cũng không mất tiền.

Tập đoàn Vinashin vốn chỉ góp danh và cho vay tiền nên thực chất trong vụ việc này, Vinashin không có gì để bị “chiếm đoạt”. Thế nhưng, 4 bị cáo trong vụ án này phải chia nhau đến 65 năm tù. Việc quy kết các bị cáo phạm tội tham ô tài sản nhưng tài sản tham ô lại thuộc sở hữu của chính bị cáo có dấu hiệu oan sai rất lớn, cần phải được xem xét lại.

Luật sư Nguyễn Minh Anh, VPLS Trí Minh:

Theo Điều 84 Luật Doanh nghiệp thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập không mua hết số cổ phần đã đăng ký mua thì các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty  hoặc huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của cty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty. Với quy định này, việc Vinashin đã không góp vốn đúng thời hạn Vinashin không còn là cổ đông của Cty. Do đó, việc xem xét có tội danh tham ô hay không cần phải cân nhắc lại.

Bình Minh

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo tại tòa.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Đọc thêm

Thanh Hóa: Tổ chức sử dụng ma túy trong đám cưới

Các đối tượng: Chung, Minh, Ba, Nam (từ phải qua trái)
(PLVN) - Một số đối tượng có biểu hiện tổ chức sử dụng ma túy tại đám cưới của Phùng Văn Chung nên đã triệu tập lên Công an xã làm việc và test nhanh ma túy. Qua test nhanh nước tiểu trong cơ thể của Phùng Văn Chung, Đặng Trọng Minh kết quả đều dương tính với ma túy.

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm cắp

Đối tượng Lê Sỹ Đào
(PLVN) - Ngày 24/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, Công an huyện Yên Thành vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Lê Sỹ Đào (SN 1986, trú tại xóm 7, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn). Đây là đối tượng đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.