Tết đến, lại đối mặt với nạn bánh kẹo “đểu” đội lốt hàng ngoại

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Chỉ còn cách Tết Nguyên đán 2017 hơn 1 tuần nữa, thị trường đã rất nhộn nhịp, đặc biệt là thị trường hàng tiêu dùng hàng ngoại phục vụ dịp Tết. Từ thực phẩm chế biến cho những bữa ăn ngày Tết tới quà vặt tiếp khách, người tiêu dùng tại Hà Nội đều đang hướng tới thị trường hàng xách tay, nhập ngoại dù tương đối đắt đỏ. Tuy nhiên, thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho người tiêu dùng.

Dạo qua các phố Hàng Buồm, Hàng Giầy, chợ Đồng Xuân không khó để bắt gặp hàng loạt bánh, kẹo cân với đầy đủ các loại từ bánh quy, bánh xốp, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, kẹo trái cây, socola,… màu sắc sặc sỡ, bắt mắt được đựng la liệt trong những hộp các-tông, rổ để khách hàng lựa chọn. Điều đáng nói, những loại bánh kẹo này đều được người bán hàng chào mời là hàng xách tay xịn của Nga, Đức, Nhật, Hàn,... mà giá lại chênh lệch khá nhiều so với các shop chuyên bán hàng xách tay khác. 

Ví dụ như kẹo dừa Raffaello nổi tiếng của Nga có giá khoảng 225-230k/hộp 200g thì một cửa hàng ở Hàng Buồm có giá bán là 120k, nếu không muốn mua theo hộp khách hàng có thể chọn mua theo cân giá 55k/cân. Hay các loại kẹo socola khác của Nga như kẹo cocola hạnh nhân Ivan, kẹo socola hạnh nhân Granddian có giá khoảng 170-190k/gói còn ở  những cửa hàng ở chợ Đồng Xuân, Hàng Giấy bán 85-110k/gói. Cùng nhiều loại bánh kẹo khác cũng có giá chênh nhiều so với hàng xịn. Bên cạnh đó, có rất nhiều loại bánh kẹo được người bán giới thiệu ở Thái, Malaysia... bán với giá còn thấp hơn cả giá bánh kẹo trong nước, chỉ từ 30-60k/kg.

Khi nghe thắc mắc vì sao bánh kẹo ngoại mà giá lại “mềm” như vậy, chủ một cửa hàng trên phố Hàng Buồm giải thích rằng do nhập hàng trực tiếp từ bên nước ngoài, không qua trung gian nên giá rẻ hơn so với các shop khác. Tuy nhiên, khi hỏi thêm một vài câu hỏi khác nữa thì các chủ cửa hàng đều lảng tránh. 

Nếu không phải là người sành trong việc chọn lựa bánh kẹo, hàng tiêu dùng ngoại người mua rất dễ bị “mắc lừa” bởi sự ngụy trang qua bao bì giống đến 100% hàng xịn. Chị Minh Tú, chủ cửa hàng chuyên đồ xách tay trên phố Đội Cấn cho biết, không có chuyện giá cả lại chênh lệch nhau nhiều đến thế đối với hàng chuẩn xịn, nếu có chênh cũng chỉ 10-15k bởi giá mua trực tiếp bên nước ngoài cùng với công xách về thì không bao giờ có giá rẻ như thị trường hiện nay được. 

Qua những chuyến hàng lậu bị bắt trong dịp trước Tết từ biên giới Trung Quốc “đánh” về, người ta phát hiện rất nhiều loại bánh, kẹo, mứt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn mác và hoàn toàn không kiểm soát được chất lượng của Trung Quốc sẽ được tiêu thụ tại các thị trường Tết của Việt Nam. Nhiều loại bánh, kẹo “đểu” ấy sẽ được dán lại nhãn mác, từ nhãn mác hàng Việt nổi tiếng tới nhãn mác Hàn Quốc hay Mỹ, và thoải mái lừa người tiêu dùng. Và những loại bánh, kẹo, mứt “đểu” như thế sẽ gây ra những tác hại gì tới sức khỏe người tiêu dùng, điều này cần được cảnh báo rốt ráo. 

Đọc thêm

Cần tăng thuế để kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.